Theo ông Đào Việt Long, Phó giám đốc Sở GTVT Hà Nội, để bảo vệ an toàn tuyệt đối cho thủ đô, theo nguyên tắc “đóng trước, mở sau” nên quan điểm phục hồi thì phải hết sức thận trọng và có phương án, lộ trình rất cụ thể.
TP.HCM ủng hộ quan điểm mở lại sớm vận tải đường sắt |
ngọc năm |
Ông Long cho hay, chiều nay, 8.10, TP.Hà Nội thống nhất mở 2 đường bay (Hà Nội - TP.HCM, Hà Nội - Đà Nẵng) với tần suất 1 chuyến khứ hồi/1 ngày trong 10 ngày đầu từ 10.10. Còn đường sắt vẫn đề nghị tạm dừng để tăng độ tiêm phủ vắc xin cho người dân.
Tại cuộc họp, đại diện Cục Đường sắt cho biết đã xin ý kiến 24 tỉnh, thành về kế hoạch tạm thời tổ chức hoạt động vận tải bằng đường sắt.
Theo đó dự kiến giai đoạn 1 sẽ tổ chức lại 2 tuyến đường sắt Thống Nhất 1 đôi tàu/1 ngày (đón tiễn khách tại 39 ga) và tuyến Hà Nội - Hải Phòng: 1 đôi/1 ngày (đón tiễn tại 8 ga).
Ngày 8.10: Thông báo 114 ca Covid-19 tử vong tại 11 tỉnh thành |
Tính đến chiều 8.10, có 3 tỉnh, thành là Đà Nẵng, Phú Yên và Quảng Trị nhất trí với dự thảo kế hoạch. UBND TP.Hà Nội tiếp tục khẳng định quan điểm dừng vận tải hành khách bằng đường sắt đến Hà Nội và đề nghị các bước chuẩn bị điều kiện cần thiết trước khi hoạt động trở lại.
Hà Nội cũng đề nghị Cục Đường sắt làm rõ các yếu tố quy định y tế với hành khách, tạm thời chưa đi đến 4 tỉnh, thành (TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Long An)...
Theo Ông Hoàng Triệu Hùng, Phó giám đốc Sở GTVT Hải Phòng, thành phố này chỉ có tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. “Hải Phòng sẽ chờ Hà Nội, khi Hà Nội sẵn sàng mở thì Hải Phòng mới mở được. Nếu tổ chức khai thác, trước mắt Hải Phòng sẽ cách ly tập trung những hành khách về từ "vùng đỏ", các vùng mức độ dịch khác có thể xem xét cách ly, theo dõi tại nhà". Cùng ý kiến, đại diện Sở GTVT tỉnh Hải Dương cũng cho biết, Hải Dương hoàn toàn phụ thuộc vào sự sẵn sàng của 2 thành phố đầu tuyến.
Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, thì cho rằng hiện rất cần nối lại các tuyến vận tải đường sắt để phục vụ đưa người dân về quê và đón người dân có nhu cầu quay lại khu vực miền Nam để lao động.
TP.HCM tạo điều kiện thuận lợi nhất để đưa đón người dân di chuyển đi, đến các nhà ga trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, cần phải xem xét điều kiện y tế đối với hành khách, nếu đưa ra tiêu chí như với hàng không thì rất khó cho người dân có nhu cầu đi lại bằng đường sắt.
Đa số ý kiến phát biểu của lãnh đạo Sở GTVT các tỉnh, thành phố khác đều bày tỏ ý kiến đồng ý việc cần thiết mở lại các tuyến đường sắt, tuy nhiên, cần phải làm rõ đối tượng, số lượng hành khách.
Về cách thức triển khai để địa phương chuẩn bị nhân lực, nguồn lực về cách ly, điều trị, các địa phương cũng kiến nghị áp dụng như đối với hành khách hàng không. Thừa Thiên - Huế và Nam Định cho biết sẽ có ý kiến sau ngày 15.10.
Ngày 8.10: Cả nước 4.806 ca Covid-19, 994 ca khỏi | TP.HCM 2.215 ca |
Đến nay còn 21 tỉnh, thành chưa có ý kiến chính thức về việc mở lại đường sắt, gồm: Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên. Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM.
Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết đường sắt phù hợp với nhu cầu người dân từ các tỉnh phía nam trở về, nhất là người thu nhập thấp, người khó khăn, người già, phụ nữ mang thai và chuyên chở được cả xe máy.
Bình luận (0)