Quy định điều lệ của vòng loại giải U.23 châu Á 2022 về thời gian thi đấu ghi rõ là tất cả các trận vòng loại bảng sẽ diễn ra trong khoảng từ 22.10 đến 2.11.2021, nhưng khá kỳ lạ khi cũng quy định này lại ấn định thời gian cho các bảng đấu có 4 đội tham gia, thi đấu 3 lượt trận sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 31.10 (cụ thể có 7 bảng gồm các lượt ngày 25.10, 28.10 và 31.10), trong khi đó có 3 bảng 3 đội gồm bảng F tổ chức tại Jordan, bảng I tổ chức tại Bishkek (Kygryzstan) có U.23 Việt Nam tham gia và bảng K tổ chức tại Hirono (Nhật Bản) thì lại được quy định tùy tình hình của bảng đấu mà có thể trận đầu diễn ra vào ngày 23.10 và trận cuối cùng có thể sẽ diễn ra vào ngày 2.11. Riêng 1 bảng chỉ có 2 đội là bảng G với Úc và Indonesia tranh tại Dushanbe thì 2 đội gặp nhau 2 lượt trận vào ngày 27 và 30.10.
Tiền vệ Hữu Thắng sẽ là nhạc trưởng của U.23 Việt Nam |
VFF |
Chính quy định này nên bảng K với 3 đội Nhật Bản, Hongkong và Campuchia đã ấn định lịch đấu gồm 3 lượt rơi vào các ngày 23.10, 26.10 và 28.10, nghĩa là kết thúc còn sớm hơn cả lịch đấu của nhóm 4 đội. Bảng F cũng 3 đội gồm Jordan, Palestine và Turkmenistan ấn định thời gian đá cùng bảng 4 đội, nghĩa là thi đấu 3 lượt vào các ngày 25,28 và 31.10. Trong khi đó bảng I với U.23 Việt Nam, Đài Loan và Myanmar đá tại Kygryzstan lại diễn ra chậm nhất, ấn định thi đấu vào các ngày 27, 30.10 và 2.11 với lịch cụ thể Việt Nam gặp Đài Loan (27.10), Đài Loan gặp Myanmar (30.10) và Myanmar gặp Việt Nam (2.11). Như vậy so với 10 bảng khác thì bảng đấu của U.23 Việt Nam là thuận lợi nhất khi kết thúc chậm nhất vào ngày 2.11, lúc đó tình hình của các bảng khác đã ngã ngũ.
HLV Park chính thức loại 3 cầu thủ, chốt danh sách dự vòng loại U.23 châu Á |
Sự không đồng đều này rõ ràng là có lợi trong việc tính toán tranh chấp vé nhì bảng. Nếu U.23 Việt Nam chơi tốt giành nhất bảng vào thẳng vòng chung kết tại Uzbekistan thì không nói chi, nhưng đặt trường hợp phải tranh chấp vé nhì bảng để là 1 trong 4 đội xếp nhì bảng có thành tích tốt nhất giành suất vào vòng chung kết thì việc đá chậm hơn các bảng, và hơn nữa trận Việt Nam lại đá sau cùng (gặp Myanmar) thực sự là 1 cơ hội không thể nào tốt hơn cho việc tính toán suất thứ nhì. Điều lệ quy định trong 11 bảng đấu sẽ lấy 11 đội nhất bảng và chỉ có 4 đội nhì bảng được quyền dự vòng chung kết. Bảng G có 2 đội thì đội thứ nhì đã bị AFC loại nên cuộc tranh chấp chủ yếu chỉ còn giữa các đội xếp nhì của 10 bảng. Khi đó đã có kết quả của 9 bảng kia thì ở bảng I có U.23 Việt Nam thi đấu quá dễ trong việc tự quyết cho mình chiếc vé nhì bảng.
Trung vệ Thanh Bình tập cùng U.23 Việt Nam |
VFF |
Đặt trường hợp rơi vào U.23 Việt Nam tranh chấp vé nhì bảng thì việc dồn sức để giải quyết với Myanmar không phải là bài toán quá khó với thầy trò HLV Park Hang-seo, nhưng muốn chắc ăn thì Hai Long và các đồng đội cần phải có ít nhất 1 điểm ở trận ra quân ngày 27.10 trước Đài Loan. Nếu phải chạy đua hiệu số để tính toán suất nhì bảng thì U.23 Việt Nam vẫn có thể tự giải cho mình bài toán trước đối thủ cùng khu vực là Myanmar ở lượt trận cuối cùng. Thế nên đá chậm hơn các bảng khác là một thuận lợi vô cùng lớn với các đội bảng I, trong đó có U.23 của thầy trò ông Park. Đó cũng là 1 trong các cơ sở để hy vọng bóng đá Việt Nam sẽ có 4 lần liên tiếp lọt vào vòng chung kết U.23 châu Á (từ 2016 đến nay).
Bình luận (0)