Quân đội Myanmar duyệt binh, bà Aung San Suu Kyi vắng mặt

27/03/2016 16:50 GMT+7

Quân đội Myanmar ngày 27.3 đã tổ chức cuộc diễu hành hằng năm, nhấn mạnh vai trò trung tâm của lực lượng này trong nước, dù Myanmar sắp chuyển sang một giai đoạn mới dân chủ hơn.

Quân đội Myanmar ngày 27.3 đã tổ chức cuộc diễu hành hằng năm, nhấn mạnh vai trò trung tâm của lực lượng này trong nước, dù Myanmar sắp chuyển sang một giai đoạn mới dân chủ hơn.

Bà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD và ông Htin Kyaw, người vừa được bầu làm tổng thống không có mặt trong buổi duyệt binh của quân đội Myanmar ngày 27.3 - Ảnh: ReutersBà Aung San Suu Kyi, lãnh đạo đảng NLD và ông Htin Kyaw, người vừa được bầu làm tổng thống không có mặt trong buổi duyệt binh của quân đội Myanmar ngày 27.3 - Ảnh: Reuters
Ngày Lực lượng vũ trang Myanmar được tổ chức với sự tham gia của xe tăng, máy bay chiến đấu và nhiều binh lính. Dù mục đích chính của ngày lễ nhằm tưởng nhớ đến cuộc kháng chiến chống đế quốc Nhật trong Thế chiến 2, cuộc diễu binh này còn được coi là thông điệp mạnh mẽ nhấn mạnh vai trò quan trọng của quân đội trong nền chính trị sau nửa thế kỷ nắm quyền, dù cho đảng của bà Aung San Suu Kyi đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử quốc hội gần nhất, theo Wall Street Journal ngày 27.3.
Tướng Min Aung Hlaing, tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Myanmar, còn gọi là Tatmadaw, nói rằng quân đội là lực lượng đảm bảo tính ổn định của đất nước trong thời điểm chuyển tiếp dân chủ, đồng thời là lực lượng đưa đất nước đến nền dân chủ hiện nay. Ông Hlaing khẳng định quân đội sẽ tiếp tục giữ vai trò dẫn đầu trong nền chính trị đất nước và sẽ giữ vững hiến pháp.
Theo hiến pháp Myanmar, quân đội được giữ 1/4 số ghế tại quốc hội và kiểm soát nhiều vị trí bộ trưởng quan trọng. Hiến pháp cũng ngăn cản bà Aung San Suu Kyi trở thành tổng thống, do quy định những ai kết hôn hoặc sinh con với người nước ngoài sẽ không được ngồi vào chức vụ này. Người chồng quá cố và 2 con của bà Sun Kyi có quốc tịch Anh.
Binh lính Myanmar trong buổi duyệt binh ngày 27.3 tại thủ đô Naypyitaw - Ảnh: Reuters
Những quy định trên cũng đẩy đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi vào thế khó từ sau chiến thắng lịch sử trong cuộc bầu cử quốc hội hồi tháng 11.2015. Ông Htin Kyaw, một người thân cận của bà Suu Kyi gần đây được bầu làm tổng thống, trong khi đó bà Suu Kyi dự kiến sẽ giữ chức ngoại trưởng.
Cả ông Htin Kyaw và bà Suu Kyi đều không có mặt tại buổi diễu binh, chỉ có vài thành viên đại diện cho đảng NLD tham gia sự kiện này.
Cuộc diễu binh cũng đánh dấu sự khó xử trong thoả thuận chia sẻ quyền lực giữa đảng NLD và quân đội trong việc điều hành Myanmar. Sự hợp tác này được cho là yếu tố quan trọng đối với sự thành công của quá trình chuyển tiếp. Tuy nhiên, vẫn còn đó những nghi ngờ, đặc biệt là khi quân đội từ chối sửa đổi hiến pháp cho phép bà Suu Kyi làm tổng thống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.