Liên minh châu Âu (EU) cùng với Nhật Bản là 2 thị trường cao cấp và khó tính nhất thế giới. Đối với lĩnh vực thực phẩm nói chung và thủy sản nói riêng, Quyết định số 2005/34/EC ngày 11.1.2005 của Ủy ban châu Âu (EC), quy định: Nếu kết quả phân tích của lô hàng thấp hơn mức MPRL (Giới hạn hiệu năng phân tích tối thiểu) thì thực phẩm không bị cấm sử dụng và vẫn được phép nhập khẩu vào EU.
Tại Việt Nam hiện đã ban hành mức Giới hạn tối đa cho phép (MRL) cho các chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh hạn chế sử dụng nhưng chưa ban hành quy định về mức MPRL đối với các chỉ tiêu cấm sử dụng. Chính vì vậy các siêu thị không chấp nhận các lô hàng thực phẩm có dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm mặc dù dư lượng của các chất này trong sản phẩm rất thấp, nằm dưới ngưỡng MPRL quy định của EU.
Theo Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay là hàng đủ chuẩn xuất khẩu vào thị trường EU nhưng không đủ chuẩn tiêu thụ nội địa. Trong hơn một năm qua VASEP đã nhiều lần gởi văn bản kiến nghị các bộ ngành liên quan sớm ban hành văn bản quy định về mức giới hạn tối thiểu (MRPL) để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phục vụ thị trường nội địa.
Trong hơn một năm qua VASEP đã có các văn bản kiến nghị các bộ ngành liên quan sớm ban hành văn bản quy định về mức giới hạn tối thiểu (MRPL) để tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc phục vụ thị trường nội địa. Khuyến cáo cần lưu ý các loại hóa chất, kháng sinh vì ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người tiêu dùng nhưng các chuyên gia thực phẩm cho rằng, nếu sản phẩm đạt chuẩn xuất khẩu vào EU, Nhật Bản mà không thể tiêu thụ tại thị trường nội địa. Nếu một sản phẩm có dư lượng dưới ngưỡng cho phép, sử dụng một hoặc vài lần sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng cần tính đến tác động tích lũy của nó trong trường hợp sử dụng sản phẩm thực phẩm có tồn dư hóa chất nhiều lần. Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần tham khảo các quy định và chuẩn mực thế giới để xây dựng các tiêu chuẩn quy định của mình làm sao hài hòa với xu hướng chung của thế giới.
|
Các tiêu chí cho an toàn thực phẩm
Vừa qua, Thông tư 50/2016/TT-BYT Quy định giới hạn tối đa dự lượng thuốc bảo vê thực vật trong thực phẩm đã được Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ ngày 1.7.2017. Thông tư này quy định giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm được sản xuất trong nước, nhập khẩu, Thông tư đã có các quy định về: Giới hạn tối đa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (Maximum Residue Level - viết tắt là MRL) là hàm lượng tối đa của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg thực phẩm); quy định tồn dư thuốc bảo vệ thực vật (Pesticide Residue) là các chất tồn dư trong thực phẩm do sử dụng một loại thuốc bảo vệ thực vật. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật có thể từ các nguồn chưa biết, không thể tránh khỏi (như từ môi trường) hoặc từ việc sử dụng hóa chất. Tồn dư thuốc bảo vệ thực vật bao gồm các dẫn xuất của thuốc bảo vệ thực vật như các sản phẩm chuyển đổi, chuyển hóa, sản phẩm phản ứng và các tạp chất được coi là có ý nghĩa về độc tính; Giới hạn tối đa dư lượng từ nguồn khác (Extraneous Maximum Residue Limit - viết tắt là EMRL) là hàm lượng tối đa trong thực phẩm của một tồn dư thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất ô nhiễm từ môi trường (bao gồm cả việc sử dụng các hóa chất trong nông nghiệp trước đây), không bao gồm tồn dư từ việc sử dụng các thuốc bảo vệ thực vật hoặc chất ô nhiễm trực tiếp hoặc gián tiếp đối với thực phẩm (đơn vị tính: mg/kg thực phẩm); Lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (Acceptable Daily Intake - viết tắt là ADI) là lượng ăn vào hằng ngày của một hóa chất trong suốt cuộc đời mà không gây hại tới sức khoẻ con người (đơn vị tính: mg/kg thể trọng).
Các quy định tại Thông tư 50 áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Bình luận (0)