img
Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 1.

Quy hoạch tỉnh Quảng Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đề ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ hình thành một số loại hình giao thông thông minh, hạ tầng số hiện đại và dữ liệu số đồng bộ, hoàn chỉnh, mạng 4G/5G phủ sóng 100% địa phương trong tỉnh, tạo nền tảng để phát triển chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Để hoàn thành mục tiêu này, thời gian qua tỉnh Quảng Nam đã triển khai đầu tư, xây dựng và đưa vào vận hành các ứng dụng dùng chung tạo nền tảng để hình thành chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh, qua đó góp phần phục vụ đắc lực cho công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo, nâng cao hiệu quả quản lý của các cơ quan nhà nước, chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Đặc biệt, tỉnh đã triển khai thử nghiệm Trung tâm giám sát, điều hành thông minh (IOC) Quảng Nam với 11 phân hệ tích hợp, như: giám sát, điều hành kinh tế - xã hội; giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; giám sát, điều hành lĩnh vực giáo dục; giám sát thông tin trên môi trường mạng... Thực hiện đồng bộ chuyển đổi số (CĐS) trên toàn tỉnh. Mỗi huyện, thị xã, thành phố chủ động lựa chọn một đơn vị cấp xã để triển khai thử nghiệm công tác truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 2.
Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 3.

Cải cách hành chính thuận lợi nhờ vào CĐS kịp thời.

Nam Thịnh

Minh chứng rõ nhất là hiện nay ứng dụng chứng thư số, chữ ký số được triển khai đến 100% cơ quan nhà nước của tỉnh, từ cấp tỉnh đến cấp xã. Đến thời điểm hiện tại đã cấp được 8.175 chứng thư số. Các cơ quan, đơn vị đã ứng dụng hiệu quả chữ ký số được cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu cấp thiết của cơ quan trong việc bảo đảm xác thực và bảo mật thông tin, 100% văn bản điện tử gửi đi được thực hiện ký số, phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành, tiết kiệm chi phí, tạo được môi trường làm việc hiện đại góp phần tích cực trong việc cải cách hành chính và nâng cao hiệu quả công việc, tăng tính công khai, minh bạch trong quản lý điều hành công việc.

Ngoài ra, hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được duy trì hoạt động ổn định, 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp xã đều được cấp hộp thư điện tử công vụ. Số lượng tài khoản cấp cho các cơ quan đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh là 30.335 tài khoản. Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên sử dụng thư điện tử trong trao đổi công việc đạt 100%.

Tổng giao dịch từ đầu năm 2024 đến nay là hơn 70 triệu giao dịch, giao dịch thành công là gần 69 triệu (tỷ lệ thành công 97,7%). Đồng thời, có 20/20 dịch vụ dữ liệu có trên nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia được đưa vào sử dụng chính thức.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 4.

Những điểm nghẽn trong CĐS đã dần được xóa bỏ.

Nam Thịnh

Nhờ nỗ lực chuyển đổi số (CĐS), đến nay cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên địa bàn tỉnh được kết nối, giúp công tác thống kê, báo cáo, quản lý thông tin từng ngành, từng lĩnh vực được dễ dàng, thống nhất, giúp người dân giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ công nhanh chóng, thuận lợi, tiết kiệm cả thời gian lẫn chi phí.

Ông Nguyễn Minh Nam, Phó chủ tịch UBND TP.Tam Kỳ, cho hay tại thành phố công tác ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số gắn với phát triển đô thị thông minh được quan tâm từ rất sớm. Thành phố xem việc CĐS trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số, xã hội số là nhiệm vụ quan trọng, cần được thực hiện thường xuyên, liên tục, có hiệu quả. Chính sự vào cuộc đồng bộ và cách tiếp cận CĐS "lấy người dân làm trung tâm" phục vụ cùng với tinh thần "không để ai bị bỏ lại phía sau" đã giúp TP.Tam Kỳ đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 5.

Quảng Nam tổ chức nhiều cuộc thi về tìm hiểu cải cách hành chính và CĐS.

Nam Thịnh

"Đẩy mạnh CĐS chúng tôi luôn lấy người dân làm mục tiêu cuối cùng để phục vụ, tất cả đều hướng đến người dân. Để người dân hưởng lợi từ CĐS số là trách nhiệm mà chính quyền phải làm xuyên suốt", ông Nam nhấn mạnh.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 6.

Công tác CĐS trên địa bàn tỉnh tiếp tục được lãnh đạo tỉnh và các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, chỉ đạo quyết liệt, công tác chuyển đổi số ngày càng lan tỏa và được thực hiện đồng bộ, toàn diện trên các ngành, lĩnh vực tại địa bàn tỉnh. Hiện nay, lộ trình CĐS ở Quảng Nam đang triển khai theo đúng chủ trương, chiến lược của Chính phủ về Chuyển đổi số, xây dựng Chính phủ số...

Về lộ trình lâu dài, tỉnh xác định mục tiêu là thực hiện CĐS đồng bộ, toàn diện trên phạm vi toàn tỉnh, đưa Quảng Nam vào nhóm các tỉnh, thành phố thực hiện chuyển đổi số tốt; hình thành và phát triển môi trường số an toàn, tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu sản xuất, kinh doanh cũng như sinh hoạt cộng đồng của người dân…

Ông Phạm Hồng Quảng, Giám đốc Sở TT-TT tỉnh Quảng Nam, cho biết trong những năm qua Đảng bộ, chính quyền, mặt trận đoàn thể và các địa phương trên địa bàn tỉnh luôn quan tâm, chú trọng đến công tác cải cách hành chính và CĐS, xác định đây là bước đột phá để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 7.

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Nam tham quan trung tâm dữ liệu tỉnh.

Nam Thịnh

Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách về công tác cải cách hành chính và CĐS. Chính sự lãnh đạo đồng bộ, xuyên suốt, sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp, sự đồng lòng, hưởng ứng tích cực của nhân dân nên chỉ số về cải cách hành chính và CĐS của tỉnh đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ, luôn nằm trong tốp đầu của các tỉnh thành của cả nước.

"CĐS không đơn giản là mức ứng dụng và phát triển cao hơn của công nghệ thông tin mà CĐS là "nút đột phá" trong phát triển kinh tế - xã hội. CĐS thực thụ thì ít nhất phải cho người dân tiếp cận được dịch vụ công giống như mua bán online. Hiện nay, cả hệ thống chính trị ở tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt thực hiện chương trình CĐS của quốc gia và CĐS của tỉnh Quảng Nam", ông Quảng khẳng định.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 8.
Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 9.

Tuổi trẻ Quảng Nam đi đầu trong công cuộc CĐS.

Nam Thịnh

Ông Hồ Quang Bửu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, nhìn nhận sau nhiều năm triển khai đến nay CĐS trên địa bàn tỉnh bứt phá mạnh mẽ, đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh. Hạ tầng mạng lưới viễn thông, internet trên địa bàn tỉnh, hạ tầng công nghệ thông tin được đảm bảo; hệ thống trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh ổn định, thông suốt, đáp ứng yêu cầu triển khai các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh…

Đặc biệt, việc xóa bỏ các "điểm nghẽn", giúp các xã miền núi, hải đảo trên địa bàn tỉnh đều triển khai CĐS, tập trung vào nhiều lĩnh vực để nâng cao chất lượng cuộc sống và phát triển bền vững tại địa bàn vùng sâu, vùng xa. Trong đó có phát triển giáo dục trực tuyến; tài nguyên giáo dục số cải thiện tiếp cận kiến thức cho học sinh ở các xã miền núi; cung cấp dịch vụ y tế từ xa và tư vấn y tế trực tuyến cho bà con các xã miền núi. Riêng đối với ngành nông nghiệp cũng đã áp dụng công nghệ để cải thiện quản lý nông nghiệp, tăng cường năng suất và chất lượng sản phẩm; tạo điều kiện cho nông dân tiếp cận thị trường trực tuyến và thương mại điện tử để tăng giá trị sản phẩm.

Quảng Nam xóa 'điểm nghẹn' để chuyển đổi số bứt phá- Ảnh 10.

MẠNH CƯỜNG (thực hiện)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.