>> Cần minh bạch hiệu quả đầu tư sân bay Long Thành
>> Dự án sân bay Long Thành để chậm sẽ lỡ cơ hội phát triển
>> Chính phủ đề xuất huy động 47.859 tỉ đồng vốn ODA xây dựng sân bay Long Thành
>> Dự án sân bay Long Thành cần thiết nhưng chưa cấp thiết
Theo đại biểu Trần Du Lịch (TP.HCM), quyết định chủ trương làm hay không làm đối với dự án Long Thành là quyết định rất khó khăn của các đại biểu Quốc hội. “Nếu làm mà không hiệu quả, trước áp lực nợ công, thì không được; không làm mà quá tải Tân Sơn Nhất sau này, thấy rõ kẹt rồi mà không kịp làm sân bay mới, vì cũng mất 10 - 20 năm, thì có trách nhiệm với đất nước”, ông Lịch trăn trở.
|
Là người tham gia quy hoạch vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đại biểu Trần Du Lịch khẳng định việc cần có một sân bay quốc tế thứ 2 ở khu vực này là “bắt buộc”. Chuỗi đô thị vùng này sẽ được nối kết bởi Long Thành, giao thông đối ngoại của TP.HCM sẽ không đặt ở Tân Sơn Nhất. Tuy nhiên, theo ông Lịch, vấn đề quan tâm cần quan tâm là dự án đã cấp thiết chưa, khi hiện có nhiều vấn đề khác cũng hết sức cấp thiết.
Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) khẳng định một sân bay quốc tế mang tầm khu vực là hết sức cần thiết, nhưng theo ông Nghĩa, căn cứ trên những kinh nghiệm “chua xót” khi triển khai các dự án lớn nhưng thiếu nghiên cứu, phân tích đã để lại nhiều bài học cần xem xét.
Băn khoăn về khoản tiền đầu tư trong điều kiện nền kinh tế đất nước hiện nay, ông Nghĩa cho rằng, hiệu suất đầu tư xây dựng sân bay Long Thành chưa được làm rõ, nhất là khi bội chi và nợ công đang lớn, bình quân 1 người Việt Nam gánh hơn 900 USD tiền nợ, là sự cảnh báo cho những tư duy trông chờ vào vay mượn. Ông Nghĩa cũng lưu ý khả năng trả nợ là “vấn đề cốt tử” cần cân nhắc.
Đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận) cơ bản đồng tình với chủ trương đầu tư sân bay Long Thành. Tuy nhiên, cũng như nhiều đại biểu khác, vấn đề ông Cương băn khoăn là liệu cái đích của dự án đón 25 triệu khách rồi 50 triệu đến 100 triệu khách mỗi năm trong 10, 15, 20 năm tới, theo tiến độ của dự án đặt ra có đạt được hay không?
Theo đại biểu Cương, du khách quốc tế đến Việt Nam không phải vì Việt Nam có sân bay to, đẹp, hoành tráng và tiện nghi mà vì nhiều lý do khác. “Khách nước ngoài tìm đến đây là vì có môi trường xã hội tốt, môi trường đầu tư thuận lợi, một môi trường du lịch đáng thưởng thức và an toàn và nhiều lý do khác nữa”, đại biểu này nhìn nhận, đồng thời cho biết, một khảo sát gần đây cho thấy có đến 80 - 90% khách du lịch được khảo sát đã trả lời không muốn quay lại Việt Nam sau khi đến du lịch lần đầu.
“Nếu đúng như vậy thì khó mà góp phần cho việc đạt được số lượng 25, 50 hay 100 triệu hành khách mỗi năm như dự tính”, ĐB Cương dự báo.
Đề nghị làm rõ việc tăng công suất sân bay Tân Sơn Nhất và mở rộng sân bay Biên Hòa sẽ gây ra xung đột giao thông trên không trong khu vực có bảo đảm tính xác thực không, ông Cương đề nghị: "Để thuyết phục hơn, có thể thuê một cơ quan độc lập để đánh giá lại việc này".
Đại biểu Nguyễn Phi Thường (Hà Nội) lại cho rằng, không chỉ cần thiết, dự án sân bay Long Thành còn cấp thiết.
Ông Thường lý giải: "Cần thiết bởi một đất nước 90 triệu dân đang trên đà CNH - HĐH, phát triển và hội nhập sâu với khu vực và thế giới thì không thể không có một sân bay tầm cỡ quốc tế".
“Sân bay Long Thành ở vị trí trung tâm sẽ phát huy tối đa hiệu quả hệ thống hạ tầng giao thông mới được đầu tư xây dựng, kết nối đường bộ như cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, cao tốc Bến Lức - Long Thành. Kết nối sông Đồng Nai, cảng biển Vũng Tàu và sắp tới là hệ thống đường sắt đô thị và cả đường sắt quốc gia”, ông Thường quả quyết.
Trường Sơn
Bình luận (0)