Trong đó, minh chứng về nhu cầu xã hội với ngành dự kiến mở gồm kết quả khảo sát tình hình việc làm sinh viên tốt nghiệp trong cùng lĩnh vực ở địa phương kèm ý kiến của nhà tuyển dụng.
Thông tư này quy định đội ngũ giảng viên cơ hữu của ngành dự kiến mở không được trùng với giảng viên cơ hữu của ngành khác đang đào tạo. Cụ thể, có tối thiểu 10 giảng viên cơ hữu có trình độ thạc sĩ trở lên cùng hoặc gần ngành đăng ký. Đặc biệt, với các ngành đặc thù như ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài, sức khỏe, nghệ thuật có quy định riêng về số lượng giảng viên cơ hữu. Nhóm ngành nghệ thuật cần ít nhất 10 giảng viên cơ hữu cùng hoặc gần ngành, trong đó 1 tiến sĩ và 3 thạc sĩ cùng ngành.
tin liên quan
Quy định mới về mở ngành thạc sĩ, tiến sĩBộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo trình độ thạc sĩ và tiến sĩ.
Tuy nhiên, nếu ngành mới mở mà trong nước chưa có cơ sở đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ thì có thể thay thế giảng viên cơ hữu trình độ tiến sĩ bằng nghệ sĩ nhân dân có bằng ĐH cùng ngành, thay thế giảng viên cơ hữu trình độ thạc sĩ bằng nghệ sĩ ưu tú có bằng ĐH cùng ngành.
Ngoài ra, cơ sở đào tạo ngoài công lập phải có tối thiểu 40% giảng viên cơ hữu giảng dạy ngành đăng ký đào tạo còn trong độ tuổi lao động.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 23.10.
Bình luận (0)