Hội đồng tiền lương quốc gia là mô hình mới, hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, gồm 15 thành viên, trong đó 5 thành viên đại diện cho người lao động; 5 thành viên đại diện cho người sử dụng lao động và 5 thành viên đến từ Bộ LĐ-TB-XH. Ông Phạm Minh Huân, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia, cho biết chức năng chủ yếu của hội đồng là tư vấn, khuyến nghị với Chính phủ công bố mức lương tối thiểu vùng. Hội đồng sẽ thay đổi cơ chế tham vấn gián tiếp của các bên trong quan hệ lao động với Chính phủ trước đây, sang tham vấn trực tiếp trong Hội đồng tiền lương quốc gia.
Chia sẻ kinh nghiệm quốc tế, ông Gyorgy Sziraczki, Giám đốc Văn phòng ILO tại VN cho rằng, vai trò của Chính phủ trong hoạt động của Hội đồng tiền lương quốc gia đặc biệt quan trọng. Chính phủ không chỉ là “kiến trúc sư” về thể chế trong việc xây dựng khuôn khổ tổng thể cho các cuộc thương lượng về tiền lương mà còn là cơ quan “đưa ra chương trình nghị sự”, là đơn vị “cung cấp thông tin và số liệu thống kê” và là bên “điều phối, hỗ trợ” thúc đẩy đối thoại và thương lượng.
T.Hằng
Bình luận (0)