Nhóm sinh viên này đối diện với 3 vấn đề lớn cần giải quyết. Thứ nhất là robot phải vượt qua được những đống đổ nát hoặc địa hình phức tạp; thứ hai là phải tạo được mạng wifi mạnh mẽ, giá thành rẻ, dễ triển khai; cuối cùng là phải kiểm soát robot được từ xa khi chúng tạo dựng mạng lưới.
Robot được bọc lớp vỏ bằng nhôm trông như loại dùng trong quân đội, kích cỡ 102 x 66 cm, nặng 68 kg nhưng có thể chở vật dụng nặng 91 kg. Nó được đặt tên Chiacchieri, rất lì lợm trong môi trường khắc nghiệt, hoạt động trong phạm vi 1 km và làm việc liên tục trong 12 giờ nhờ khối pin sạc lithium. Không chỉ tạo ra mạng wifi mà Chiacchieri còn được trang bị hệ thống GPS, webcam nhìn xuyên màn đêm và microphone. Nguyên mẫu của Chiacchieri đầu tiên được thực hiện bởi phần mềm CAD và làm bằng gỗ, phiên bản hoàn chỉnh làm bằng kim loại với vỏ nhôm.
Phần quan trọng của mạng wifi do robot tạo ra là các hộp repeater đặt ở mặt sau, sử dụng thiết bị theo chuẩn định tuyến Linksys, phần mềm mã nguồn mở cho khả năng tương thích tối đa với chi phí tối thiểu cùng ăng ten tầm xa và bộ khuếch đại. Nó sẽ tự động giao tiếp với nguồn wifi gần nhất và mở rộng mạng lưới theo phân cấp, cho nên trên lý thuyết là có khả năng lặp vô hạn.
Theo Gizmag, việc điều hành robot thông qua giao diện web và bản đồ GPS hiển thị sẽ cung cấp cho người chỉ huy đường đi của nó, giúp nó tiếp cận với mạng wifi một cách phù hợp.
Tạ Xuân Quan
>> Cận cảnh chiến binh robot điều khiển bằng iPhone
>> Người chế tạo robot cho NASA
>> Hóa thân vào robot
>> Chàng trai 9X sáng chế nhiều robot
>> “Mê cung robot Dế Mèn” tranh tài sáng tạo trẻ thế giới
Bình luận (0)