Rưng rưng với triển lãm Hà Nội thời bao cấp

16/05/2015 13:51 GMT+7

(TNO) Triển lãm thành phố ngày bao cấp đang diễn ra tại Hà Nội cho người xem sống lại những năm tháng không thể nào quên...

(TNO) Một Hà Nội cổ kính với những bức tường xám, những biển hiệu rút lốp, cửa hàng thực phẩm vẽ nguệch ngoạc, chiếc xe đạp được "chắp vá" bởi nhiều phụ tùng khác nhau… Đó chính là không gian triển lãm thành phố thời bao cấp vừa khai mạc tại Hà Nội sáng nay, 16.5.

trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capTái hiện cảnh xếp hàng mua thực phẩm bằng tem phiếu tại triển lãm. Trong chiều nay, 16.5, những người đến triển lãm sẽ được phát tem phiếu, xếp hàng mua bánh mỳ để trải nghiệm - Ảnh: Thúy Hằng
Đứng lặng hồi lâu trước những bức ảnh đóng khung sổ gạo, tem phiếu mua đường, vải, bà Lê Thu Hà, 58 tuổi, thủ thư tại thư viện đại học ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa về hưu, nhớ lại những lần xếp hàng mua thực phẩm trên phố Nguyễn Công Trứ.
Trong tâm khảm bà Hà, hình ảnh căn phòng tập thể rộng 24 mét vuông, nơi sinh sống của 7 người trong gia đình bà tại khu tập thể Nguyễn Công Trứ vẫn còn nguyên vẹn.
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capTem phiếu mua bánh mỳ thời bao cấp được in lại - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capPhiếu mua lương thực thời bao cấp - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capMột số loại tem đường, tem phiếu mua vải. “Các anh chị đều đi học xa, nhà chỉ có bố mẹ và ba chị em. Tôi không nhớ bao đêm phải ra phố đặt viên gạch để giành chỗ ngày mai đứng xếp hàng mua rau, thịt. Thế nhưng sáng ra, viên gạch mình đặt đã bay đâu mất, lại phải xếp hàng từ đầu. Xếp từ 6 giờ thì 11 giờ trưa mua được mớ rau. Những lần đến lượt mình thì hết hàng là chuyện quá bình thường”, bà Lê Thu Hà, 58 tuổi kể lại - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capTấm biển của cửa hàng mậu dịch - Ảnh: Thúy Hằng
“Bố tôi ngày đó là cán bộ phòng tài chính quận Hoàn Kiếm nhưng cứ chiều chiều tan sở, ông đạp chiếc xe cuốc về, các con đón bố, dỡ từ đằng sau chiếc xe đạp mớ rau muống phân phối đã héo quay quắt lại. Hình ảnh thân thương ấy chẳng bao giờ quên được”, bà Hà xúc động.
Đến triển lãm Hà Nội thời bao cấp từ 9 giờ sáng, bà Hoàng Thị Mai, 54 tuổi, trú ở số nhà 29 Bà Triệu nhờ anh trai chụp lại cho những bức ảnh mình xếp hàng mua bánh mỳ ở quầy mậu dịch.
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capBà Hoàng Thị Mai nhờ anh trai chụp lại bức ảnh tại không gian quầy mậu dịch: “Để nhớ lại ngày xưa từng chen lấn đến toát mồ hôi mới được chiếc bánh mỳ đầy mọt ở cửa hàng trên phố Ngô Thì Nhậm”
- Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capBận rộn đầy lo toan thời bao cấp, ảnh sưu tầm tại triển lãm - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capMột chiếc xe đạp được "chắp vá" phụ tùng bởi nhiều hãng xe khác nhau, những người thăm quan triển lãm đều thích thú với hình ảnh chiếc xe này - Ảnh: Thúy Hằng
Triễn lãm Hà Nội thời bao cấp đang diễn ra tại tòa nhà IPH Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội có một cái tên lạ “Bao cấp - Xếp hàng về quá khứ”, được thực hiện bởi các bạn trẻ trong câu lạc bộ truyền thông MCC, Đại học kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội và dự án Hà Nội Đẹp của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội.
“Chúng tôi từng nghe bố mẹ kể về thời ăn cơm độn khoai, sắn, tranh nhau mua thịt mỡ, chúng tôi từng không tin. Cho đến ngày chúng tôi lớn lên, đọc nhiều, hiểu nhiều, chúng tôi quyết tâm sẽ phải làm được triển lãm này để nối gần hơn khoảng cách giữa các thế hệ. Đơn giản chỉ là, những bạn trẻ như chúng tôi đến đây sẽ hiểu và yêu thương bố mẹ hơn, cũng như yêu thương một giai đoạn khó khăn nhưng đầy kỷ niệm của Hà Nội”, Nguyễn Phương Linh, trưởng ban nội dung triển lãm "Bao cấp - Xếp hàng về quá khứ" chia sẻ.
Những hình ảnh thời bao cấp tại triển lãm vừa khai mạc sáng nay, 16.5 do phóng viên Thanh Niên Online ghi lại:
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capPhòng khách thời bao cấp. Triển lãm lần này mô phỏng, phục dựng cuộc sống của người dân Hà Nội trong khoảng thời gian từ năm 1975 tới năm 1989, tái hiện một Hà Nội gian khó, đầy ắp kỷ niệm - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capChiếc đài VEF - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capMũ cối - Ảnh: Thúy Hằng
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capĐồng hồ Ba Đình do Việt Nam sản xuất - Ảnh: Thúy Hằng
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capTi vi Sanyo vỏ đỏ do Nhật Bản sản xuất, của quý hiếm ngày bao cấp ở Hà Nội - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capĐồng hồ vệ tinh, Trung Quốc sản xuất - Ảnh: Thúy Hằng
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capBuồng ngủ ngăn với phòng khách bằng tấm vải mỏng, trong đó có chiếc chăn con công quý giá - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capMóc treo quần áo với bộ quần áo bộ đội, mũ cối - Ảnh: Thúy Hằng
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capQuầy bán thực phẩm phân phối - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capTờ báo Hà Nội Mới, xuất bản năm 1980 - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capNhững trang báo Hà Nội Mới dán trên tường - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capBách hóa tổng hợp phố Tràng Tiền - Ảnh: Thúy HằngTem phiếu mua bánh mỳ 225g - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-cap
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-cap
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capNhững tranh cổ động thời bao cấp Hà Nội - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-cap
Cảnh mua bán ở cửa hàng mậu dịch - Ảnh: Thúy Hằngtrien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capĐánh đu trên tàu điện trên phố Hà Nội - Ảnh: Thúy HằngCâu thơ "chế" vui từ những gian khó ngày bao cấp được vẽ trên tường của nhà triển lãm - Ảnh: Thúy Hằng
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capTriển lãm thu hút rất đông khán giả mọi lứa tuổi - Ảnh: Thúy Hằng
trien-lam-Ha-Noi-thoi-bao-capChương trình được thực hiện bởi một nhóm các bạn trẻ từ Đại học Quốc gia Hà Nội, dự án Hà Nội Đẹp của Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội. Tối nay, 16.5 và tối 17.5 sẽ có tọa đàm “Hà Nội - Góc nhìn và trải nghiệm” cũng như chiếu những bộ phim lớn lên cùng nhiều thế hệ như Em bé Hà Nội, Vợ chồng A Phủ… - Ảnh: Thúy Hằng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.