Đại diện chủ đề án là Công ty TNHH Thường Nhật cho biết, ở nhiều thành phố trên thế giới như Bangkok (Thái Lan), Paris (Pháp), London (Anh)... đã triển khai mô hình buýt trên sông (Daily Express) và hiện rất thành công trong việc giải quyết vấn đề giao thông công cộng tại địa phương.
Hiện nay, ngoài lợi thế cư dân chật kín dọc hai bờ các tuyến sông như: Sài Gòn, Vàm Thuật, kênh Tàu Hủ - Bến Nghé, kênh Đôi - Tẻ... Chính quyền TP cũng có chủ trương ủng hộ xây dựng các bến bãi đưa đón khách, làm đường dẫn vào bến.
Ông Nguyễn Kim Toản, Giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật cho biết, giai đoạn 1 (dự kiến năm 2011) sẽ triển khai 2 lộ trình, mỗi lộ trình có khoảng 10 bến tàu đón khách, thời gian di chuyển 30 phút/chuyến, giá vé dự kiến 15.000 đồng/người, sử dụng tàu từ 40, 60 đến 80 khách. Lộ trình 1 có chiều dài khoảng 11 km từ Linh Đông (Thủ Đức) về bến Bạch Đằng (Q.1), ghé đón khách tại các bến Hiệp Bình Phước, Thanh Đa, Tầm Vu, Thảo Điền, Tân Cảng, Trần Não, Nguyễn Hữu Cảnh. Lộ trình 2 bắt đầu từ bến trung tâm ở đường Tôn Đức Thắng (Q.1) rồi đến các điểm: cầu đi bộ gần cầu Calmette - gần cầu Chữ Y (P.4, Q.5) - gần chợ Hòa Bình (P.5, Q.5) - gần cầu Chà Và (P.10, Q.5) - bến gần đường Mai Xuân Thưởng (P.1, Q.6) - cách cầu rạch Lò Gốm 300m (P.7, Q.6). Tiếp theo đó, giai đoạn 2 bắt đầu từ An Lộc (Q.12) theo sông Vàm Thuật về Bình Thạnh - Q.1, rồi từ Q.1 đi Phú Mỹ Hưng (Q.7) - kết nối xuống xã Phú Xuân (H.Nhà Bè). Các tuyến buýt trên sông tại TP.HCM có thể kết nối với các bến tại Bình Dương, Vũng Tàu, Long An...
Rất cần thiết
“Buýt trên sông không chỉ mở ra một kênh giao thông mới, mà còn mở ra một loại hình du lịch trên sông, rạch. TP nên tạo điều kiện tốt nhất về chủ trương chính sách cho nhà đầu tư, về cơ sở vật chất, bến bãi và có thể áp dụng chính sách trợ giá như xe buýt”. (Ông Đặng Văn Khoa, đại biểu HĐND TP, Chủ tịch Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường TP.HCM). Mai Vọng (ghi) |
Ông Trần Thế Kỷ, Phó giám đốc Sở GTVT TP.HCM nhận xét: “Tôi thấy Bangkok (Thái Lan) áp dụng mô hình này khá thành công. Ở đó, trên dòng sông Chao Phraya, sáng sớm tàu chở công nhân đi làm việc, sau đó khoảng 8 - 9 giờ tàu chở du khách du ngoạn trên sông, chiều lại chở công nhân đi làm về. Ban đêm thì các tàu phục vụ nhà hàng đi trên sông”.
Ông Kỷ cho biết, trong 2 - 3 năm tới, khi cảng Sài Gòn, Nhà máy Ba Son được di dời xong; cảng Khánh Hội, Nhà Rồng sẽ được cải tạo thành cảng du lịch khang trang, đại lộ Đông Tây hoàn thành... diện mạo khu vực này sẽ thay đổi. Vì vậy, việc đầu tư các tuyến buýt trên sông là rất cần thiết.
Để có cảnh trên bến dưới thuyền Kiến trúc sư Lưu Trọng Hải cho rằng, loại hình vận tải sông nước này tạo nên những hình ảnh rất đẹp trên các tuyến sông, kênh của TP.HCM. Theo ông Hải, để tái hiện cảnh "trên bến, dưới thuyền" của Sài Gòn xưa, trong quá trình triển khai mô hình tàu buýt cần lưu ý đến yếu tố thẩm mỹ. Tuấn Đạt |
Nguyễn Đình Mười
Bình luận (0)