Săn lùng cổ vật Công tử Bạc Liêu - Kỳ 1: Cổ vật 'có một không hai'

11/02/2014 10:22 GMT+7

Việc tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo khôi phục, tôn tạo cụm dinh thự của Công tử Bạc Liêu và sưu tầm cổ vật để trưng bày, phục vụ khách tham quan vô tình tạo nên cơn sốt săn lùng cổ vật của vị công tử vang danh một thời…

Săn lùng cổ vật Công tử Bạc Liêu - Kỳ 1: Cổ vật 'có một không hai'

 

Cụm dinh thự Công tử Bạc Liêu - Ảnh: Công Hân

Săn lùng cổ vật Công tử Bạc Liêu - Kỳ 1: Cổ vật 'có một không hai'1

Ông Trần Trinh Đức (con trai của Công tử Bạc Liêu) với cây đờn tranh thân băng cây tre của cha mình để lại

Săn lùng cổ vật Công tử Bạc Liêu - Kỳ 1: Cổ vật 'có một không hai'2

Cặp tượng bằng đá cẩm thạch tạc hình cha mẹ ruột của Công tử Bạc Liêu - Ảnh: Trần Thanh Phong

Gia sản Công tử Bạc Liêu cỡ nào?

 

Dịp Tết Giáp Ngọ vừa qua, cụm dinh thự Công tử Bạc Liêu được khôi phục, tôn tạo, mở cửa đón hàng ngàn khách tham quan. Không gian sống của gia đình Hắc công tử được tái hiện với gian thờ, 4 sảnh nhà, 4 phòng ngủ… Việc tái hiện dựa vào 42 hiện vật và nhóm hiện vật quý hiếm, rất tinh xảo, đẹp mắt. Gần 2/3 trong số này được xác định xuất phát từ gia đình Hắc công tử. Hiện việc sưu tầm các hiện vật vẫn tiếp tục, đặc biệt là chiếc máy bay của Hắc công tử mua từ hơn 80 năm trước.

Ông Trần Trinh Huy (1900 - 1973), người dân thường gọi là Công tử Bạc Liêu, cậu Ba Huy hay Hắc công tử - vốn giàu có, chơi ngông nức tiếng khắp Nam kỳ lục tỉnh thuở nào. Vậy, thật sự Hắc Công tử “lắm tiền nhiều của” cỡ nào để thi thố với Bạch Công tử Lê Công Phước ở Mỹ Tho (Tiền Giang) vào những năm 1920 - 1930? Ông Trần Kim Thanh (ngụ phường 8, TP.Bạc Liêu) từng là người ở đợ, đệ tử ruột của Công tử Bạc Liêu kể lại rằng: Dòng họ Trần Trinh Trạch (cha ruột Công tử Bạc Liêu) thời đó sở hữu điền sản “cò bay thẳng cánh”, đất đai ở khắp nơi, nhiều đến mức không thể nhớ hết. Ông Thanh rất nhiều lần vinh dự được tháp tùng cùng Công tử Bạc Liêu đi bằng ghe bầu, ca nô, máy bay để kiểm tra ruộng lúa, đồng muối nên biết nhiều tài sản “bề nổi” của gia tộc Trần Trinh Huy. Trong sự “nắm bắt” của ông Thanh thì gia đình Công tử Bạc Liêu có khoảng 100.000 công đất lúa và ruộng muối ở Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau. Còn theo một số tài liệu nghi nhận cơ ngơi của ông hội đồng Trạch khi ấy thật khủng: khoảng 100.000 ha đất trồng lúa, 100.000 ha ruộng muối. Diện tích đất mà đại điền chủ Trạch sở hữu vào lúc cực thịnh rộng gấp 3 lần quốc đảo Singapore. Ông là người cung ứng nguồn lúa gạo xuất khẩu chủ lực khi ấy, đồng thời chi phối độc quyền chuyện sản xuất và tiêu thụ muối khắp Nam kỳ.

Ngoài đồng ruộng mênh mông, ông Thanh còn biết gia đình Công tử Bạc Liêu khi đó có 160 căn nhà, dinh thự ở Bạc Liêu, Sài Gòn. Hắc công tử mua máy bay vào khoảng năm 1930, để đi thăm ruộng và du hí. Ông trở thành người Việt Nam đầu tiên sở hữu máy bay tư nhân; cũng là người miền Tây đầu tiên đi chiếc xe hơi hiệu Chevrolet… Một số tài liệu ước tính, tổng số tài sản mà Công tử Bạc Liêu được thừa hưởng và "tiêu hao" vào ăn chơi xa xỉ lên tới hơn 5 tấn vàng.

Chính sự giàu sang ấy, tất nhiên mọi tài sản trong các căn nhà, dinh thự của công tử được coi là “cổ vật” có giá trị lớn. Sau năm 1945, khi nhà nước tiếp quản, trưng dụng nhiều căn nhà, dinh thự của công tử; nhất là sau khi Trần Trinh Huy mất thì nhiều cổ vật được tẩu tán khắp các tỉnh miền Tây, kể cả các thành phố lớn trong nước.

Hàng độc vô giá

Một trong những người hiện đang sở hữu cổ vật của Hắc công tử là bà Phan Thị Vân (cháu gọi Ba Huy là cậu ruột, 75 tuổi, ngụ phường 3, TP.Bạc Liêu). Bà Vân hiện sở hữu 2 cặp pho tượng (tạc ông Trần Trinh Trạch và bà Phan Thị Mùi- cha, mẹ ruột của Trần Trinh Huy) vô cùng quý giá. Năm 1932, đại điền chủ Trần Trinh Trạch dự định sẽ tổ chức đại lễ mừng thọ 60 tuổi. Trước ngày lễ một tháng, Ba Huy lên Sài Gòn rước ông Bernard - một điêu khắc sư nổi tiếng người Thụy Sĩ nhân chuyến ông sang thăm Việt Nam để nhờ đúc tượng phụ-mẫu mình. Sau nhiều ngày làm việc cật lực, ông Bernard đã đúc thành công 2 cặp pho tượng bằng đồng và cẩm thạch. 2 cặp pho tượng giống ông, bà như thật, đúng ni tấc, đặc biệt “điểm nhãn” trông như đang tươi cười. Hội đồng Trạch khi đó vô cùng ưng ý, bởi tài nghệ điều khắc của ông Bernard… 2 cặp pho tượng được đánh giá rất quý, đặc biệt là giá trị nghệ thuật, thẩm mỹ. Nhiều nhà sưu tầm đồ cổ tìm đến hỏi mua, nhưng bà Vân quyết không bán với bất kỳ giá nào. “Đó là “bảo vật của gia đình, của dòng họ công tử nên phải quyết tâm giữ gìn”- bà Vân nói...

Trần Thanh Phong

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.