Săn tìm quái vật xứ Congo

04/01/2012 00:42 GMT+7

Dù không nổi tiếng bằng “họ hàng” ở Scotland - quái vật hồ Loch Ness, Mokele-mbembe đang thu hút sự quan tâm mãnh liệt từ giới khoa học phương Tây.

Dù không nổi tiếng bằng “họ hàng” ở Scotland - quái vật hồ Loch Ness, Mokele-mbembe đang thu hút sự quan tâm mãnh liệt từ giới khoa học phương Tây.

Mokele-mbembe là tên địa phương của con quái vật được cho là có bề ngoài giống loài bò sát khổng lồ, với chiếc cổ dài và đuôi dài ngoằng, cộng thêm chiếc sừng dài trên đầu dùng để đuổi đánh voi rừng. Nghe qua khá giống quái vật hồ Loch Ness ở Scotland. Khác ở chỗ là trong khi bà con ở châu u cư trú gần thành thị, Mokele-mbembe được cho là ở miền bắc xa xôi của Congo là Brazzaville. Dễ hiểu tại sao khu vực Likouala thuộc Brazzaville là cái nôi của những câu chuyện đầy bí ẩn được dân bản xứ truyền miệng bao năm. Đài BBC dẫn nguồn chính phủ Congo cho hay 80% vùng đất rộng đến 66.000 cây số vuông chưa bao giờ được thám hiểm. Hầu hết Likouala là rừng rậm, thường bị ngập và góp phần hình thành khu rừng mưa nhiệt đới lớn thứ hai thế giới.

 
Huyền thoại về Mokele-mbembe tồn tại từ lâu tại Congo - Ảnh: cryptomundo.com

 
Hươu đùi vằn từng được cho chỉ là sinh vật tưởng tượng

Tiến sĩ Roy Mackal, nhà sinh học đã về hưu của Đại học Chicago, từng 2 lần dẫn đầu đoàn thám hiểm đến vùng đầm lầy Likouala rộng lớn và khu vực rừng nhiệt đới là nơi cư trú của tộc người lùn châu Phi, trong nỗ lực tìm kiếm phiên bản khác của quái vật hồ Loch Ness tại đây. Tính đến nay, đã có hơn 50 cuộc du hành đến vùng đất đầy bí ẩn này nhưng vẫn chưa ai tìm được dấu vết của loài sinh vật ăn cỏ khổng lồ này, nếu không tính đến dấu chân đầy vuốt có kích thước dễ nể do một đoàn đến từ Pháp ghi nhận vào năm 1776. Tuy nhiên, không hề thiếu những câu chuyện truyền miệng của những người dân địa phương. “Tôi đang ngồi thuyền trên sông thì thấy Mokele-mbembe. Nó bắt đầu rượt chúng tôi. Mokele-mbembe nhô cao khỏi mặt nước. Chúng tôi chạy trối chết, nếu không nó đã giết chúng tôi rồi”, BBC dẫn lời một nhân chứng.

Paul Ohlin, một nhân viên phát triển cộng đồng đã trải qua hơn 10 năm tại Congo, cho hay cư dân địa phương không hề hoài nghi về sự hiện diện của loài sinh vật bí ẩn trên. Điều này càng tiếp sức thêm cho những chuyên gia theo đuổi lĩnh vực sinh vật huyền bí, nhằm chứng minh sự tồn tại những loài sinh vật “tin đồn” trên toàn thế giới. Do vậy, những người tin vào Mokele-mbembe đã đưa ra các dẫn chứng thuyết phục rằng một số loài vật cuối cùng cũng được xác định dù trước đó bị khoa học chối bỏ. Một trong những trường hợp thú vị nhất là okapi, tên tiếng Anh của hươu đùi vằn ở CHDC Congo. Vào thế kỷ 19, những nhà thám hiểm phương Tây ở châu Phi thường đồn đãi nhau về một con vật bí ẩn, được gọi là kỳ lân châu Phi. Tiến sĩ David

Livingstone từng ghi nhận về một sinh vật giống con lừa trong chuyến du hành ở Congo vào cuối những năm 1880. Phải đến năm 1901, hươu đùi vằn mới chính thức được công nhận và xác định là bà con của hươu cao cổ. Và biết đâu Mokele-mbembe cũng sẽ được khám phá nay mai với sự tham gia tìm kiếm của nhiều đoàn thám hiểm mới trong tương lai.

Hạo Nhiên

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.