(Tin Nóng) Hình ảnh mới do thiết bị trên tàu du hành New Horizons của NASA chụp được đã cho thấy khí quyển của Diêm Vương tinh, cũng như chứng cứ về sự tồn tại của băng trôi trên bề mặt hành tinh lùn ở rìa hệ mặt trời.
Vành đai khí quyển phủ mờ trên hình bóng của sao Diêm Vương - Ảnh: NASA
|
Đội ngũ của chương trình New Horizons thuộc NASA vừa công bố một hình ảnh tuyệt vời và mang tính biểu tượng ở mức độ phân giải cao, cho thấy hình bóng của sao Diêm Vương bên trong cái vòng khí quyển dưới dạng phản sáng từ mặt trời.
Hình ảnh này được chụp vào ngày 15.7, ở khoảng cách 2 triệu km, tức gấp khoảng 5 lần khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời.
Đây được xem là bức ảnh đầu tiên về khí quyển ngoài Trái đất ở vành đai Kuiper, tính từ phạm vi của sao Hải Vương trở ra.
Ngoài việc cung cấp một cảnh tượng đầy thu hút, bức ảnh đóng vai trò quan trọng trong việc mô phỏng cấu trúc và sự phân bổ của bầu khí quyển.
|
Núi và băng trôi trên bề mặt hành tinh lùn Diêm Vương- Ảnh: NASA
|
Theo trang Universe Today ngày 26.7, khí quyển của sao Diêm Vương gồm 2 tầng, một tầng cách bề mặt khoảng 80 km, và tầng còn lại bắt đầu ở độ cao 50 km.
Bên cạnh đó, nó còn cho thấy sao Diêm Vương đang chứa băng trôi có nhiều nét tương đồng với các sông băng tại những hành tinh hoạt động tích cực như Trái đất và sao Hỏa.
“Ở nhiệt độ âm 199 độ C, những bề mặt băng này có thể trôi như sông băng”, theo Space.com dẫn lời Bill McKinnon, phó trưởng nhóm chương trình Địa chất New Horizons.
|
Phi Yến
>> Ảnh hiếm chụp 3 trăng lưỡi liềm của Sao Thổ
>> Mặt trăng của sao Mộc chắc chắn có nước
>> Công nghệ in 3D lên tới trạm vũ trụ
>> Tàu thăm dò Philae đáp xuống sao chổi, không hy vọng quay về tàu mẹ
>> Chứng kiến sự kiện triệu năm có một tại sao Hỏa
>> Lần đầu tiên xác định vị trí chính xác của Dải Ngân hà
Bình luận (0)