Việc Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ VH-TT-DL) yêu cầu Ban tổ chức Hoa hậu Đại dương 2017 báo cáo việc hoa hậu dính nghi án phẫu thuật thẩm mỹ làm dấy lên tranh cãi: quản lý nhà nước có cần thiết phải can thiệp vào một cuộc thi nhan sắc?
Trả lời Thanh Niên, ông Nguyễn Quang Đồng, chuyên gia về chính sách công gọi đó là “sự can thiệp hành chính quá sâu vào các vấn đề dân sự”.
tin liên quan
Cục NTBD yêu cầu báo cáo vụ Hoa hậu Đại dương phẫu thuật thẩm mỹCục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) đã yêu cầu ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Đại dương báo cáo về nghi vấn phẫu thuật thẩm mỹ của Hoa hậu Đại dương 2017.
- Cần nhìn nhận các cuộc thi hoa hậu thực chất là hoạt động kinh doanh. Nếu điều lệ cuộc thi đặt ra là chỉ dành cho thí sinh không phẫu thuật thẩm mỹ, mà thí sinh thắng giải lại là người đẹp “dao kéo”, có 2 trường hợp xảy ra: Nếu thí sinh cố tình lừa dối ban tổ chức, tức là thí sinh cố tình vi phạm hợp đồng; khi đó tòa án là nơi giải quyết tranh chấp chứ không phải cơ quan hành chính như Cục Nghệ thuật biểu diễn. Còn nếu 2 bên cố tình “bắt tay nhau” để vi phạm, chỉ khi có khiếu nại từ thí sinh hoặc người mua vé, Cục mới có thể xem xét trách nhiệm hành chính.
Tuy nhiên là hoạt động kinh doanh, thị trường sẽ phán xét trước tiên. Khi báo chí, dư luận xã hội chỉ ra anh vi phạm đạo đức, cung cấp sản phẩm kém chất lượng đến cộng đồng những người thưởng thức văn hóa, đây sẽ là sức ép để ban tổ chức lần sau phải làm thế nào để giữ được uy tín và lợi nhuận.
|
- Tôi cho rằng Bộ VH-TT-DL nên bỏ “giấy phép tổ chức thi hoa hậu”. Nên thay đổi cách tiếp cận, coi thi người mẫu, hoa hậu là hoạt động kinh tế - kinh doanh văn hóa và nên dùng công cụ kinh tế, cụ thể là thuế, để điều chỉnh.
Nếu cho rằng hoạt động kinh doanh này là không thích hợp để khuyến khích, ảnh hưởng đến lợi ích xã hội, có thể đánh thuế cao để giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, của người đẹp. Một khi chi phí kinh doanh của hoạt động này quá cao, tự khắc số lượng cuộc thi sẽ giảm.
Thi sắc đẹp là quyền tự do cá nhân
* Nhưng các cuộc thi người đẹp, người mẫu còn mang tính chất hoạt động văn hóa. Đó là lý do các cơ quan quản lý văn hóa muốn kiểm soát, trong đó có việc cấm những hành vi trái với thuần phong mỹ tục?
- Trong xu thế toàn cầu hóa, tại nước ngoài cũng rất phổ biến các cuộc thi tìm kiếm tài năng, sắc đẹp. Đó vừa là sinh hoạt văn hóa, vừa là hoạt động kinh doanh thương mại.
Các quốc gia khác thông thường chỉ khắt khe với đối tượng dự thi là người vị thành niên hoặc trẻ em. Trong khi đó ở VN, các cuộc thi dành cho nhóm tuổi vị thành niên, trẻ em đang nở rộ. Đây là nhóm mà tôi cho rằng các cơ quan nhà nước, cần quan tâm để bảo vệ, thì lại đang rất ít được quan tâm.
* Ông nhìn nhận thế nào về việc hiện nay những người đẹp, người mẫu phải được cấp phép mới có thể dự các cuộc thi sắc đẹp quốc tế?
- Đấy là sự vi phạm quyền nhân thân. Quyền đi thi sắc đẹp là quyền tự do cá nhân. Bộ VH-TT-DL không cần can thiệp hành chính vào quyền dân sự. Chúng ta không nên nặng nề rằng người đẹp đi thi thì gắn với danh dự quốc thể VN. Đó không phải là tiêu chí để đánh giá hình ảnh VN trên trường quốc tế. Các cuộc thi quốc tế này cũng mang tính chất thương mại, vậy hãy để cho thị trường quyết định việc đấy.
Nên “nới lỏng” cho người đẹp đi thi
Hiện tại, theo quy chế thí sinh muốn tham dự các cuộc thi quốc tế phải đoạt 1 trong 3 danh hiệu chính ở các cuộc thi nhan sắc cấp tỉnh, thành phố hoặc quốc gia. Tôi nghĩ nên nới lỏng quy định để tạo điều kiện cho người đẹp đi thi, chẳng hạn thay đổi quy định top 3 thành top 10 các cuộc thi, thậm chí là nếu cuộc thi cấp quốc gia thì chỉ cần vào chung kết là được.
Bà Phạm Kim Dung, Chủ tịch HĐQT Sen Vàng Entertainment
Dạ Ly (ghi)
|
Bình luận (0)