Sapporo Việt Nam: Chuyển từ đầu tư diện rộng sang phát triển tập trung

31/08/2015 07:00 GMT+7

Là thương hiệu bia lâu đời ở Nhật Bản, tại Việt Nam, Sapporo là cái tên gây nhiều tò mò cho người tiêu dùng bởi sự tăng trưởng ấn tượng chỉ trong một thời gian ngắn. Sắp tới, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của thị trường, Sapporo sẽ có nhiều chuyển biến mới trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm.

Là thương hiệu bia lâu đời ở Nhật Bản, tại Việt Nam, Sapporo là cái tên gây nhiều tò mò cho người tiêu dùng bởi sự tăng trưởng ấn tượng chỉ trong một thời gian ngắn. Sắp tới, với mục tiêu đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa của thị trường, Sapporo sẽ có nhiều chuyển biến mới trong chiến lược phát triển thương hiệu và sản phẩm.

Ông Osamu Beppu - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Công ty TNHH Sapporo Việt Nam - Ảnh: SapporoÔng Osamu Beppu - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Công ty TNHH Sapporo Việt Nam
- Ảnh: Sapporo
Để hiểu thêm về sự thay đổi này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi ngắn cùng ông Osamu Beppu - Giám đốc kinh doanh và tiếp thị của Sapporo tại Việt Nam.
Ông đánh giá như thế nào về hoạt động tiêu dùng và phát triển của thị trường bia VN so với thị trường Nhật Bản?
ông Osamu Beppu: Nhìn chung, thói quen tiêu dùng của VN và Nhật Bản có sự khác biệt khá lớn. Người Việt thích tụ tập gia đình, bạn bè để nhậu ở quán, trong khi người Nhật thì trầm hơn, họ thường mua bia về nhà để thưởng thức. Đó là lý do mà tỷ lệ doanh số kênh siêu thị cao hơn so với kênh phân phối quán ăn, nhà hàng của Nhật Bản, trong khi đó ở Việt Nam thì ngược lại.
Về mức phát triển, ở Nhật Bản, thị trường bia đã chạm mức đỉnh điểm, có dấu hiệu bão hòa, trong khi thị trường Việt Nam vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển và mở rộng.
Ông có đánh giá gì về thị trường mà Sapporo đang hướng tới?
Theo dự báo, trong 5 năm tới, GDP sẽ có mức tăng khoảng 6,5 - 7%/năm. Theo kết quả khảo sát thị trường, tầng lớp trung lưu sẽ tăng từ 8 triệu (năm 2012) lên khoảng 40 triệu vào năm 2020. Đây là một trong những yếu tố giúp khẳng định phân khúc bia cao cấp sẽ ngày càng phát triển lớn mạnh hơn. Dạo gần đây, thị trường có những bước phát triển đáng chú ý, đặc biệt ở phân khúc bia cao cấp và cận cao cấp. Theo số liệu dự báo cho thấy, 2 phân khúc này sẽ tăng lên 70% vào năm 2020 so với 55% hiện nay.
Mặt khác, phân khúc cao cấp mà Sapporo đang phục vụ hiện tại có không ít đối thủ cạnh tranh trong ngành, ông định sẽ có kế hoạch gì để giữ vững vị trí của Sapporo trong tâm trí người tiêu dùng (NTD)?
Để thích ứng với những thay đổi của thị trường, chúng tôi sẽ tập trung vào chiều sâu, vào những phân khúc khách hàng chính, định vị họ là ai và có những hoạt động tương tác trực tiếp với tần suất và số lượng lớn hơn để tăng cường sự thấu hiểu, giúp chúng tôi gắn kết hơn nữa với những người yêu thích Sapporo.
Ông có thể tiết lộ kế hoạch chuyển từ tiếp thị diện rộng sang tập trung vào chiều sâu sẽ thực hiện như thế nào khi xung quanh có khá nhiều thương hiệu bia cạnh tranh mới?
Về phương thức đổi mới theo hướng tập trung, chúng tôi sẽ có nhiều thay đổi được áp dụng ngay trong năm nay. Về cơ bản, những ưu thế của Nhật Bản về công nghệ, chất lượng, an toàn vẫn sẽ được chú trọng, nhưng chúng tôi sẽ không ngừng thay đổi theo nhu cầu của khách hàng. Theo đó, tinh thần sáng tạo, cải tiến liên tục của Nhật Bản sẽ được áp dụng triệt để nhằm mang lại ngày càng nhiều hơn nữa các hình ảnh mới, giá trị mới cho NTD Việt.
Như vậy những giá trị mới này sẽ là gì, thưa ông?
Tập đoàn Sapporo tại Nhật không chỉ phát triển các dòng sản phẩm về bia, mà chúng tôi còn có rượu Shochu, rượu vang, nước giải khát, thực phẩm… với rất nhiều sản phẩm chủ lực. Trong tương lai, nếu có những sản phẩm nào phù hợp với thị trường Việt Nam thì chúng tôi rất sẵn sàng mang đến cho NTD.
Liệu có sự mâu thuẫn nào không giữa việc giữ gìn những giá trị truyền thống và phát huy sự sáng tạo ở một thương hiệu lâu đời như Sapporo?
Tôi không cho rằng đó là sự mâu thuẫn, bởi vì tại Sapporo, tinh thần tiên phong, đam mê chất lượng và đổi mới là giá trị cốt lõi của thương hiệu từ suốt 139 năm qua. Chúng tôi cũng mang tinh thần đó đến Việt Nam thông qua việc nghiên cứu những xu hướng, tìm kiếm cơ hội để mang đến những giá trị mới cho NTD Việt Nam.
Xin cảm ơn ông.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.