Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa

Trần Duy Khánh
Trần Duy Khánh
25/04/2024 15:35 GMT+7

Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện mùa mưa bão sắp đến, trong trường hợp thời tiết bất lợi, mưa lớn thời gian dài, triều kiệt, các nhà dân dọc bờ kè Thanh Đa đoạn 1.1 (32 hộ dân) có thể sạt lở về phía sông bất kỳ lúc nào.

Vừa qua, Sở GTVT TP.HCM và UBND Q.Bình Thạnh gửi báo cáo đến UBND TP.HCM về tình trạng bờ kè Thanh Đa tiếp tục sụp lún nghiêm trọng.

Hiện mùa mưa bão sắp đến, các nhà dân dóc bờ kè tìm ẩn nguy cơ sạt lỡ về phía sông

Hiện mùa mưa bão sắp đến, các nhà dân dọc bờ kè có nguy cơ sạt lở về phía sông

TRẦN DUY KHÁNH

Theo Sở GTVT TP.HCM, hiện mùa mưa bão sắp đến, trong trường hợp thời tiết bất lợi, mưa lớn thời gian dài, triều kiệt, các nhà dân dọc bờ kè Thanh Đa đoạn 1.1 (32 hộ dân, thuộc P.25) có thể sạt lở về phía sông bất kỳ lúc nào.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên trong ngày 25.4, bờ kè Thanh Đa đoạn 1.1 xuất hiện thêm nhiều vết nứt dài.

Trước đó, 15 hộ dân dọc tuyến kè do bị ảnh hưởng nên đã di dời, đến nay các căn nhà này bị sụp lún nặng hơn. Tại đây, phần nền đã bị nước khoét sâu, trống hoác, một vài căn nhà khác thì bị sụp hoàn toàn, trong đó có căn không còn lại dấu tích.

Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Giữa ngày nắng đã phải thấp thỏm lo mưa

Bà N.T.H.A (một hộ dân chưa di dời, tại khu vực bờ kè Thanh Đa nói trên) cho hay, từ ngày tuyến kè bị sụp lún, hư hỏng nghiêm trọng tính đến nay đã khoảng 1 năm. Hiện tượng sụp lún ngày càng rõ ràng và chưa có dấu hiệu dừng lại. Căn nhà của bà A. bị sụp lún một phần khoảng 1,5 m, tính từ đoạn giáp bờ kênh lên mặt đường.

Hiện nay, 9 người trong gia đình bà A. (trong đó có 3 trẻ em và 2 người lớn tuổi) sinh sống trong không gian khá hẹp, gò bó. Bà A. lo lắng mùa mưa bão sắp đến, có thể tăng nguy cơ sụp lún và nước tràn vào nhà.

Tương tự, từ đầu năm đến nay, tại một nhà dân khác trong khu vực, các bức tường bắt đầu xuất hiện nhiều vết nứt kéo dài, hở toác.

Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 2.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 3.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 4.

Một ngôi miếu bị sụp lún nghiêm trọng, phần nền bị nước khoét toang hoác

TRẦN DUY KHÁNH

Theo Sở GTVT TP.HCM, tuyến kè Thanh Đa - đoạn 1.1 (P.25) do Trung tâm Quản lý đường thủy là đơn vị quản lý, khai thác. Cuối tháng 6.2023, tuyến kè bị sụp lún, hư hỏng nghiêm trọng với chiều dài khoảng 120 m và chiều rộng từ đỉnh kè đá hiện hữu vào trong bờ khoảng 10 m. Sau vụ việc, các cơ quan chức năng đã triển khai nhiều giải pháp khắc phục, di dời khẩn cấp 15 hộ dân trong khu vực bị ảnh hưởng.

Trong lần đánh giá hiện trạng gần nhất (đầu tháng 4.2024), cơ quan chức năng ghi nhận bờ kè kênh Thanh Đa đoạn 1.1 (tại vị trí sụt lún) cách đỉnh kè 10 m xuất hiện các vết nứt 10 cm - 20 cm dọc theo tuyến kè, hình thành cung trượt gây mất ổn định tuyến kè.

Nhiều nhà dân tiếp tục có dấu hiệu chuyển vị (nghiêng về phía kênh), bị sụt lún nặng hơn và có nguy cơ sụp đổ. Các căn nhà liền kề khu vực bị ảnh hưởng có dấu hiệu sụp lún, nứt tường, có nguy cơ sạt lở về phía sông khi điều kiện thời tiết bất lợi mưa lớn trong thời gian dài, triều cường.

Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 5.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 6.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 7.

Tuyến kè Thanh Đa - đoạn 1.1 (P.25) do Trung tâm Quản lý đường thủy là đơn vị quản lý, khai thác

TRẦN DUY KHÁNH

Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 8.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 9.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 10.
Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 11.

Các căn nhà liền kề khu vực bị ảnh hưởng có dấu hiệu sụp lún, nứt tường

TRẦN DUY KHÁNH

Một căn nhà bị sụp lún hoàn toàn. Trước thời điểm căn nhà bị sụp lún, các thành viên trong gia đình, đồ đạc đã được cơ quan chức năng hỗ trợ di dời, đảm bảo an sinh đời sống

Một căn nhà bị sụp lún hoàn toàn. Trước thời điểm căn nhà bị sụp lún, các thành viên trong gia đình, đồ đạc đã được cơ quan chức năng hỗ trợ di dời, đảm bảo an sinh đời sống

TRẦN DUY KHÁNH

Sạt lở bờ kè Thanh Đa: Thấp thỏm lo mưa giữa những ngày TP.HCM nắng đổ lửa- Ảnh 13.

Một số căn nhà nghiêng ngả về phía bờ kênh

TRẦN DUY KHÁNH

Để hạn chế sụp lún, gia đình bà N.T.H.A dùng một số tấm ván để gia cố, hạn chế nước đánh vào sạt lỡ nền

Để hạn chế sụp lún, gia đình bà N.T.H.A dùng một số tấm ván để gia cố, hạn chế nước đánh vào sạt lở nền

TRẦN DUY KHÁNH


Xây dựng kiên cố bờ kè Thanh Đa

Nhận thấy tính cấp bách của việc triển khai dự án xây dựng kiên cố tuyến kè Thanh Đa đoạn 1.1, Sở GTVT và UBND Q.Bình Thạnh đã thống nhất cùng đề xuất UBND TP.HCM phân kỳ dự án thành 2 giai đoạn.

Trong đó, giai đoạn 1, giao UBND Q.Bình Thạnh khẩn trương tổ chức sơ tán, di dời người, tài sản các nhà dân (32 căn nhà) dọc theo tuyến kè 1.1, trong phạm vi 10 m tính từ đỉnh kè ra khỏi khu vực sạt lở và khu vực có nguy cơ sạt lở nguy hiểm.

Đồng thời, tổ chức khảo sát, kiểm tra đánh giá hư hỏng nhà ở, vật kiến trúc trong khu vực bị sạt lở; thực hiện việc thống kê quy mô, diện tích đất, kết cấu công trình, vật kiến trúc làm cơ sở thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi dự án được phê duyệt...

Trung tâm Quản lý đường thủy thuộc Sở GTVT được đề xuất tổ chức thực hiện xây dựng kiên cố tuyến kè bằng nguồn vốn duy tu giao thông năm 2024 - duy tu đường thủy sau khi có mặt bằng trống.

Ở giai đoạn 2, Sở GTVT kiến nghị xây dựng đường giao thông dọc tuyến kè theo quy hoạch phân khu 1/2000 được duyệt. Tuyến đường giao thông dọc tuyến kẻ có quy mô, kích thước và ranh đường phù hợp với quy hoạch tuyến đường D9, lộ giới 16 m, kết nối ra đường Ung Văn Khiêm với chiều dài tuyến khoảng 1.065 m.

Xem nhanh 20h: Thời sự toàn cảnh ngày 25.4

.monica-writing-entry-btn-wrapper { position: absolute; right: 1px; bottom: 1px; pointer-events: all; cursor: pointer; user-select: none; -webkit-user-drag: none; } .monica-writing-entry-btn { display: flex; flex-direction: row; justify-content: center; align-items: center; transition: all ease 0.2s; border-radius: 20px; background: #ffffff; border: 1px solid rgba(115, 114, 120, 0.15); } .monica-writing-clickable-item { cursor: pointer; user-select: none; -webkit-user-drag: none; display: flex; flex-direction: row; justify-content: center; align-items: center; padding: 0 4px; height: 26px; color: #a0a0a0; } .monica-writing-clickable-item.monica-writing-first { border-top-left-radius: 20px; border-bottom-left-radius: 20px; } .monica-writing-clickable-item.monica-writing-last { border-top-right-radius: 20px; border-bottom-right-radius: 20px; } .monica-writing-clickable-item:hover { color: #3872e0; } .monica-writing-divider { background-color: #eeeeee; min-width: 1px; height: 12px; } .monica-writing-caret { width: 1.5px; background-color: #3872e0; pointer-events: none; position: absolute; border-radius: 1px; } .monica-writing-caret-head { background-color: #3872e0; width: 6px; height: 6px; border-radius: 6px; position: absolute; left: -2.25px; } @media print { .monica-writing-entry-btn { display: none; } }
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.