Theo CNBC, ông Tập đã gặp Tổng thống Senegal Macky Sall và Thủ tướng Mohammed Dionne như một phần của chuyến thăm kéo dài hai ngày bắt đầu vào hôm 21.7. Sau các cuộc đàm phán song phương, Senegal đã đăng ký để trở thành quốc gia Tây Phi đầu tiên cam kết tham gia Sáng kiến Vành đai - Con đường (BRI) của Trung Quốc.
Có ý kiến cho rằng Senegal, với dân số chỉ 16 triệu người, có vẻ chỉ giống như một điểm dừng tò mò cho ông Tập ở khu vực Tây Phi. Nhưng theo ông Ibrahima Diong, người từng là bộ trưởng của Senegal, nước này có vị thế đặc biệt hấp dẫn. “Đối với bất kỳ người Trung Quốc nào muốn xuất khẩu sang Mỹ, thì không đâu có thể tốt hơn Senegal”, ông Diong nói với CNBC, nhấn mạnh vị thế của Senegal trên bờ biển phía tây châu Phi.
tin liên quan
Bắc Kinh đang thổi phồng về kế hoạch 'Made in China 2025'?Mặc dù Senegel là quốc gia Tây Phi đầu tiên tham gia vào BRI, nhưng các dự án cơ sở hạ tầng của Trung Quốc trước đó đã mọc lên như nấm tại khu vực này. Tuần trước, một mạng lưới đường sắt đã được khánh thành tại thủ đô Abuja của Nigeria để giúp giải quyết nhu cầu về cơ sở hạ tầng của đất nước. Tuy nhiên, quốc gia châu Á bị buộc tội đã cho các nước đối tác của BRI vay tiền với những điều kiện mà họ sẽ không thể đáp ứng để trả nợ được.
Theo CNBC, Diong chỉ ra rằng Senegal là nơi thuận lợi để Trung Quốc kinh doanh vì nền dân chủ ổn định. Ngoài ra, Senegal cũng là một nước xuất khẩu dầu và khí đốt, điều này đem đến cho Trung Quốc một loại quan hệ thương mại khác.
“Mặc dù Trung Quốc cần một số mặt hàng, nhưng họ không đơn giản chỉ muốn có một mối quan hệ được thúc đẩy bởi hàng hóa. Quan hệ đối tác với Senegal sẽ giúp Trung Quốc có tiếng nói trong thế giới nói tiếng Pháp. Người châu Phi đang rất thực dụng trong các quyết định kinh doanh và không còn bị ràng buộc bởi các mối quan hệ thuộc địa”, ông Diong nói.
Quan điểm trên được lặp lại trong một bài xã luận đăng trên một số tờ báo Nam Phi cuối tuần qua, trong đó ông Tập cho biết Nam Phi và Trung Quốc đã “xây dựng một tình bạn sâu sắc trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân và phân biệt chủng tộc. Đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Nam Phi đã tăng hơn 80 lần và hiện đã vượt 10,2 tỉ USD trong các điều khoản tích lũy”.
Theo ông Diong, sự hiện diện của Trung Quốc ở châu Phi là dấu hiệu của sự thay đổi về trật tự địa chính trị, đặc biệt trong khi truyền thông thế giới đang tập trung vào mối quan hệ giữa Nga và Mỹ.
“Người châu Phi yêu thích câu chuyện Trung Quốc. Ngoài tài chính, Trung Quốc còn được nhiều người châu Phi nhìn nhận như một mô hình mà họ khao khát hướng tới”, ông Diong cho hay.
Bình luận (0)