Bài: Trần Lệ Thủy (với sự tư vấn của BS Lê Ngọc Diệp - Khoa da liễu BV ĐH Y dược TP.HCM)
Sẹo gây ra mặc cảm ảnh hưởng không tốt đến cuộc sống, công việc và là chướng ngại cản trở sự thành công khiến cho không ít chị em đã phải mất ăn mất ngủ vì “vị khách không mời mà có” này.
Sẹo là gì?
Sẹo là kết quả trực tiếp của hệ thống bảo vệ tự nhiên của làn da. Khi làn da bị các tổn thương như xé rách, bị bỏng hoặc bị thủng, hệ thống bảo vệ làn da sẽ lập tức khởi động quá trình sản sinh tế bào mới (tế bào Collagen) đẩy lên trên bề mặt da, vá víu xung quanh vết thương. Nếu quá trình sản sinh collagen quá nhanh thì sẽ hình thành sẹo lồi, quá trình sản sinh quá chậm thì sẽ hình thành sẹo lõm.
Một số loại sẹo thường gặp
Sẹo lõm viêm nhiễm: bề mặt da có nhiều hố nhỏ li ti giống như bị đâm mạnh bằng đá nhọn hoặc vật gì đó sắc và mỏng. Nguyên nhân là do mụn bọc, u nang, thủy đậu làm phá hủy lỗ chân lông và cấu trúc da.
Sẹo lồi: tình trạng tăng sinh quá mức của tế bào sợi mô liên kết và mô đàn hồi của da tại lớp trung bì trong quá trình làm lành các tổn thương trên da (nhất là ở những người có cơ địa lồi), hoặc do đường khâu của vết mổ, do chất kích thích phát triển tế bào có trong một số loại thức ăn như rau muống, dược liệu...
Rạn da: Tăng cân quá nhanh, da quá khô, hoặc tăng tiết estrogen trong thời kỳ mang thai làm giằng xé và phá vỡ lớp đệm collagen & elastin, gây hình thành các vết sẹo (rạn da) ở những vùng da mỏng yếu. Ban đầu, các vết rạn có màu đỏ tía, sau chuyển sang màu trắng.
Những phương pháp điều trị sẹo có trên thị trường
Siêu mài mòn: siêu mài mòn thực chất là mài đi lớp da trên cùng cho ngang bằng với lỗ sẹo. Kết quả là da trở nên mỏng manh hơn, dễ bị tổn thương hơn bởi tác động bên ngoài. Cấu trúc da yếu dần và dễ bị ánh nắng gây hại gây nên nám, mẩn đỏ và nhạy cảm hơn.
MTS Roller: lăn kim là phương pháp dựa trên cơ chế xâm lấn nhẹ lên da để tạo nên vết thương nhỏ. Từ đó, da sẽ theo cơ chế phục hồi tự nhiên và cho lớp da mới hồng hào hơn. Tuy nhiên, vì kim chỉ tác động đến bề mặt nông của da nên chỉ có hiệu quả đối với trường hợp sẹo nhẹ. Hơn nữa, phương pháp này cũng đau và gây chảy máu nên khách hàng còn nhiều băn khoăn.
Lột tẩy hóa chất: cũng gần giống như siêu mài mòn, giúp lấy đi một phần các tế bào ở tầng thượng bì, từ đó kích thích quá trình tái tạo tế bào mới cho làn da, làm đầy dần các vết sẹo lõm. Phương pháp này không đau nhưng cũng chưa thực sự khiến khách hàng hài lòng với kết quả.
Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm của nó, nhưng nhìn chung kết quả lại không như mong muốn. Chính vì vậy trước khi thực hiện tiến hành lựa chọn phương pháp điều trị thì chị em tham khảo tư vấn của chuyên gia xem loại sẹo của mình phù hợp với phương pháp nàp và đem lại hiệu quả sao cho cao nhất.
Laser CO2 phân tách
Laser CO2 phân tách làm nông sẹo bằng cách kích thích quá trình tự tái tạo và làm đầy bề mặt da. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp này là nó là phương pháp duy nhất trên thị trường giúp loại bỏ làn da theo trên cả lớp thượng bì lẫn lớp trung bì nên cho kết quả cao hơn nhiều lần so với các phương pháp khác. Laser CO2 phân tách được sử dụng để kích thích tế bào da phát triển nhanh chóng, thay thế cho các tế bào đã mất đi, chỉnh sửa các vết lồi lõm và nếp nhăn trên da, giúp da trở nên săn chắc.
Laser CO2 phân tách có thể định vị tổn thương cực kỳ chính xác nhờ các cửa sổ chiếu có thể thay đổi kích thước và hình dáng. Tia laser chỉ chiếu đúng vào tổ chức da cần loại bỏ và có thể hiệu chỉnh cường độ bắn để đi tới những độ sâu cần thiết ở trong da rất hiệu quả. Vì vậy, có thể điều trị những vùng nhạy cảm như vùng mắt, trán và xung quanh miệng…một cách an toàn hơn và cho hiệu quả nhanh chóng hơn so với laser CO2 truyền thống. Laser CO2 phân tách có khả năng đem lại khả năng phục hồi rất nhanh cho làn da. Đối với lớp thượng bì thì chỉ mất 12h cho đến tối đa 1 ngày sau khi điều trị để làm lành vết thương. Quá trình tái tạo lại cấu trúc của lớp trung bì sẽ diễn ra liên tục trong suốt 3 tháng - làn da tiếp tục sản sinh nhiều collagen để tái cấu trúc lớp trung bì. Điều này có nghĩa là khách hàng chỉ phải điều trị 3 tháng một lần và làn da sẽ tiếp tục đẹp dần lên trong suốt 3 tháng sau khi điều trị.
Bất cứ một công nghệ nào cũng có nguyên tắc sử dụng riêng. Nếu không tuân thủ đúng nguyên tắc, công nghệ đó có thể trở thành con dao 2 lưỡi. Vì vậy khi sử dụng Laser bạn phải thực hiện đúng quy trình để tránh làm cho da không bị sưng nề, đỏ tấy, đóng vẩy, nguy cơ nhiễm trùng cao và nguy hiểm nhất là để lại sẹo. Sau khi điều trị bằng laser, bạn cần tránh nắng tác động của ánh nắng đối với làn da và sử dụng sản phẩm chống nắng phù hợp. Để quá trình hồi phục làn da diễn ra tốt hơn, bạn nên kết hợp với chế độ sinh hoạt điều độ, uống nhiều nước, tránh ăn đồ cay, nóng. Có như vậy việc điều trị mới đạt kết quả tốt. |