Một hố va chạm trên bề mặt sao Hỏa |
NASA/JPL-Caltech/ Đại học Arizona |
Dù bề mặt của sao Hỏa hiện tại lạnh và khô, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) thu thập được nhiều chứng cứ cho thấy từng có một đại dương trên hành tinh đỏ nhiều tỉ năm trước. Kết quả nghiên cứu phát hiện hai đợt tấn công của tiểu hành tinh có lẽ đã kích hoạt siêu sóng thần kép, vào thời điểm sao Hỏa còn trong giai đoạn cổ đại.
Siêu sóng thần đầu tiên tấn công khu vực diện tích 800.000 km2, trong khi sự kiện sau đó đã phá hủy khu vực diện tích 1 triệu km2.
Cuộc nghiên cứu năm 2019 tìm được chứng cứ cho thấy vị trí của ground zero (tức điểm va chạm) của tiểu hành tinh gây nên siêu sóng thần gần đây là Hố va chạm Lomonosov, bề ngang 120 km về cực bắc. Các chuyên gia tính toán được tiểu hành tinh đâm xuống sao Hỏa vào thời điểm đó có đường kính khoảng 10 km. Sức công phá đến từ sự kiện này tương đương vụ tấn công gây nên thảm họa diệt vong cho các loài khủng long cách đây khoảng 66 triệu năm trên trái đất.
Giờ đây, nghiên cứu mới nhất đã đưa ra vị trí kích hoạt siêu sóng thần ban đầu, là Hố va chạm Pohl bề ngang 111 km.
Để tìm ra vị trí trên, các nhà khoa học tập trung phân tích dữ liệu truyền về từ nơi đáp của tàu Viking 1 của NASA, cũng là tàu du hành đầu tiên hoạt động thành công trên bề mặt sao Hỏa.
Phát hiện sao Hỏa có mức oxy lớn, "thách thức quan niệm hiện hữu" |
Năm 1976, Viking 1 đáp xuống Chryse Planitia, vùng đồng bằng tròn mịn ở vùng xích đạo phía bắc của sao Hỏa. Con tàu hạ cánh gần điểm cuối của con kênh Maja Valles khổng lồ, vốn được tạo ra từ một trận lụt thảm khốc vào thời cổ đại của sao Hỏa.
Tuy nhiên, trong báo cáo mới, các chuyên gia bác bỏ khả năng bị lụt ở đây, mà có thể từng xuất hiện một siêu sóng thần cao hơn tòa nhà 80 tầng, theo tác giả chính Alexis Rodriguez của Viện Khoa học Hành tinh ở bang Arizona (Mỹ), theo Space.com
Nhờ đó, nhóm nghiên cứu truy vết được Hố va chạm Pohl, cách điểm hạ cánh của phi thuyền khoảng 900 km.
Siêu sóng thần kép có lẽ đã thay đổi mãi mãi bề mặt hành tinh đỏ kể từ đó.
Bình luận (0)