Theo Bloomberg, hôm 30.10, Cơ quan Tiền tệ Singapore (MAS) cho biết họ đặt mục tiêu tạo ra 4.000 việc làm mới trong ngành dịch vụ tài chính, đạt mức tăng trưởng thực trong ngành là 4,3%/năm, nhanh hơn so với sức tăng trưởng của nền kinh tế nói chung.
“Khi công nghệ thay đổi cách ngành dịch vụ tài chính sản xuất, phân phối và tiêu thụ, ngành tài chính của Singapore cũng phải thay đổi để bắt kịp và giữ được sức cạnh tranh”, MAS cho hay.
Hiện nhiều ngân hàng trên thế giới đang cắt giảm công ăn việc làm trong bối cảnh ngành công nghiệp tài chính đang thay đổi vì công nghệ kỹ thuật số, việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo và robot. Vikram Pandit, cựu CEO Citigroup, dự báo trong 5 năm tới, khoảng 30% việc làm ngành ngân hàng sẽ biến mất.
MAS liệt kê ba yếu tố cần thiết cho kế hoạch chuyển đổi ngành công nghiệp tài chính của Singapore. Trước hết, Singapore muốn trở thành trung tâm quản lý tài sản quốc tế hàng đầu thế giới. MAS cho hay hiện họ đang làm việc với ngành này để phát triển Singapore thành ”trung tâm xuất sắc cho công nghệ quản lý tài sản và đổi mới”.
Tiếp theo, Singapore muốn trở thành trung tâm châu Á cho hoạt động quản lý tài sản, và là nơi có nhiều quỹ đầu tư. Cuối cùng, Singapore muốn trở thành trung tâm giao dịch nước ngoài và trung tâm thanh khoản ở khu vực châu Á. Đảo quốc sư tử đang là trung tâm ngoại hối lớn thứ ba thế giới. MAS nói rằng họ sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp chủ chốt tham gia phát triển việc thực hiện giao dịch ngoại hối.
Singapore đang nhắm đến một loạt chiến lược quốc gia được công bố từ tháng 2. Ngành tài chính chiếm khoảng 13% GDP Singapore, tuyển dụng khoảng 200.000 người. Số tài sản đang được quản lý tăng 7% lên 2.700 tỉ đô la Singapore, tương đương 1.900 tỉ USD.
tin liên quan
Chi phí xây dựng 'quốc gia thông minh' của Singapore không hề rẻViệc đầu tư vào công nghệ, xây dựng cơ sở hạ tầng giáo dục đang khiến cho chi phí học tập ở Singapore tăng lên đáng kể.
Bình luận (0)