Trong thời gian về nước vào kỳ nghỉ hè năm nay, Giáo sư (GS) Trương Nguyện Thành, tác giả của 200 bài báo khoa học đã công bố trên các tạp chí quốc tế và có 3 bằng sáng chế, đã dành cho sinh viên và các nghiên cứu sinh trong nước những buổi nói chuyện hữu ích đối với người nghiên cứu khoa học.
GS Thành cho rằng cái dở của sinh viên VN khi làm việc trong môi trường quốc tế là kỹ năng mềm còn yếu. “Nguyên nhân do các em được bảo bọc quá kỹ và thiếu cơ hội phát triển những kỹ năng này”, ông Thành nhìn nhận.
tin liên quan
Sinh viên Việt Nam dự cuộc thi về kinh doanh tại Hồng KôngBốn sinh viên Việt thuộc Đại học RMIT Việt Nam sẽ đại diện Việt Nam tham dự cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC/HKU châu Á - Thái Bình Dương diễn ra tại Hồng Kông từ ngày 1-3.6.2016.
Nói chuyện với sinh viên về nghiên cứu khoa học, ông Thành kể: “Sau khi cố gắng học hết những gì cần học ở một người thầy thì tôi tìm đến một người thầy khác ở một chuyên môn khác. Những may mắn của tôi đến từ những người thầy. May mắn phần lớn là do nhận định. Việc tầm sư học đạo rất cần thiết vì cái lớn nhất mà tôi được học hỏi từ những người thầy đó là tầm nhìn xa. Họ giúp chúng ta có được nhận định đúng đắn”.
Ông Thành chuyên về hóa nhưng lại có các bằng sáng chế trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Về việc này, ông nói: “Tôi khởi đầu vào trường ĐH từ môn lý, rồi đi theo hóa và dùng tin học để giải quyết các vấn đề về hóa học. Tôi cho rằng không nên giới hạn bản thân trong duy nhất một chuyên ngành nào. Các em cần mở tư duy ra thì cơ hội sẽ tới với các em. Và các em phải dùng lợi điểm của mình để phát triển và đem về thắng lợi”.
tin liên quan
Sinh viên Việt đứng thứ 2 về số lượng du học sinh ở Hàn QuốcBộ Tư pháp Hàn Quốc vừa công bố thống kê cho thấy số sinh viên Việt Nam đang học tại nước này là 8.293, đứng thứ 2 trong các nhóm sinh viên nước ngoài đang học ở Hàn Quốc.
Ông đã từng làm về tin học ứng dụng cho y học và cho rằng ứng dụng trong y học rất nhiều. Riêng về cơ hội khởi nghiệp trong lĩnh vực y sinh, theo ông Thành, có thể ứng dụng công nghệ sinh học cho kinh tế biển, nông và lâm nghiệp...
Bình luận (0)