Rõ ràng thể dục thể thao đóng vai trò quan trọng trong học đường nên không thể xem nó là môn học sao cũng được, có gì dạy nấy như lâu nay các trường vẫn làm. Muốn nâng cao thể chất của người VN, trước hết cần nâng cao thể thao học đường.
Về vấn đề này, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên (HS-SV) Bộ GD-ĐT, chia sẻ: “Cá nhân tôi cũng rất bức xúc trước tình trạng dạy thể dục trong nhà trường hiện nay. Chủ trương của Bộ GD-ĐT khi đưa môn học này vào nhà trường là mong muốn giúp HS tập luyện thể thao để rèn luyện sức khỏe và giảm căng thẳng, mệt mỏi vì việc học. Mà muốn làm được điều đó thì môn học phải phù hợp với HS, làm cho các em cảm thấy thực sự thích thú”.
Không nhất thiết đưa vào chính khóa GS Nguyễn Minh Thuyết - Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa- Giáo dục - Thanh niên - Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Tuệ Nguyễn (ghi) |
Có ý kiến cho rằng, thay vì buộc HS phải học một môn thể dục cụ thể nào đó (không có lựa chọn) thì các trường cần tổ chức các câu lạc bộ (CLB) thể dục thể thao với nhiều bộ môn khác nhau để HS lựa chọn?
Đó là những gì mà chúng tôi đang hướng đến. Bản thân tôi đã nhiều lần đề xuất với lãnh đạo Bộ về việc phải giáo dục thể chất theo hình thức các CLB để HS có quyền lựa chọn. Hiện nay theo quan sát của tôi thì rất hiếm trường làm được việc này. Tất nhiên, cũng cần hiểu rằng, để thực hiện được điều đó phải kéo theo rất nhiều điều kiện về cơ sở vật chất, giáo viên... Nhưng tôi tin tưởng rằng, với thực tế nhiều bức xúc như hiện nay thì chắc chắn trong thời gian tới, việc dạy và học môn thể dục trong các trường sẽ thay đổi.
Theo ông, có nên chấm dứt đánh giá việc học môn thể dục của HS bằng cách cho điểm?
Tất nhiên không thể coi thể dục như môn học kiến thức vì tính đặc thù của nó nhưng cũng cần có sự đánh giá kết quả sau một quá trình học tập, rèn luyện. Tuy nhiên, tôi tin chắc rằng nếu HS được học một môn thể thao nào đó theo sở trường của mình, nhà trường xác định đúng mục tiêu của môn học thì tự nhiên khâu thi cử, đánh giá sẽ trở nên rất nhẹ nhàng.
Tôi đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, các trường phổ thông không phải là nơi đào tạo vận động viên nên không thể bắt tất cả HS phải nhảy cao bao nhiêu, chạy xa bao nhiêu. Điều quan trọng là môn học đó có giúp HS khỏe khoắn, vui vẻ hơn hay không.
Chuyên gia cũng... chào thua HLV Nguyễn Đình Minh * Lấy ví dụ nội dung đá cầu ở lớp 11. Những kỹ thuật như đá tấn công bằng mu bàn chân hay tấn công bằng đầu có độ khó cao, dành cho các đội tuyển năng khiếu. Nhưng ngay cả đối với các vận động viên, muốn thực hiện thành công cũng cần có một quỹ thời gian dài hơn. Trong khi đó, chương trình lớp 11 quy định học di chuyển, tâng giật cầu, tấn công bằng mu bàn chân, bằng đầu, tập phối hợp, rồi luật thi đấu, chiến thuật… chỉ trong 5 tiết. HLV Lê Quan Khang * Môn thể dục thực ra là phương tiện để phát triển các tố chất như sức mạnh, độ bền, độ linh hoạt, dẻo dai, tính chính xác, sự nhanh nhạy, sự cân bằng, sự khéo léo, cảm xúc tích cực… của HS-SV. Chính các tố chất này mới làm nên sức khỏe và giúp làm việc hiệu quả. Cách đánh giá cũng phải được thực hiện theo hướng tiếp cận cá thể, có nghĩa là tính đến đặc điểm giới tính của HS-SV. Nếu chúng ta đánh giá theo kiểu “một thang điểm cho tất cả” thì các em sẽ rất lo sợ và vì vậy không còn nhận ra ý nghĩa quan trọng của việc rèn luyện thể chất nữa. TS tâm lý Nguyễn Minh Anh *Mục đích của thể thao học đường là đem lại sức khỏe, giúp HS-SV có sức bền suốt 9 tháng đèn sách. Một chương trình thể dục quá dày đặc rất dễ gây ức chế cho HS, khiến việc luyện tập không đạt hiệu quả cao, sức khỏe cũng không cải thiện được. Thật ra, các môn thể thao đều hướng đến việc vận động hệ cơ, xương, khớp, từ đó tăng khả năng thích nghi của các hệ tim mạch, hô hấp, thần kinh. So với một chương trình thể dục “giáo dục toàn diện” thứ gì cũng biết thì HS chỉ cần chơi tốt một, hai môn để “đổ mồ hôi” sẽ tốt hơn. Mặt khác, khi thời gian tập luyện ngắn, lại đòi hỏi kỹ thuật cao rất dễ dẫn đến nguy cơ chấn thương. Một điểm quan trọng khác mà chương trình thể dục bậc phổ thông chưa đáp ứng được là hướng dẫn các phương pháp tránh chấn thương khi chơi thể thao. Về nguyên tắc, khi bắt đầu tập thể thao, phải tập các tư thế an toàn trước, rồi mới đến kỹ thuật. Bác sĩ Tăng Hà Nam Anh |
Ý kiến Cảm ơn thể thao Chu Quân Nỗi ám ảnh Đỗ Thị Ngọc An |
Tuệ Nguyễn (thực hiện)
Bình luận (0)