“Tuổi trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm”
Lớn lên ở vùng rừng núi Chí Linh (Hải Dương), ngay từ nhỏ Phạm Văn Thế đã gắn bó với rừng nên quyết định thi vào Trường ĐH Lâm nghiệp. Nhưng sau khi tốt nghiệp, Thế không chọn nghề kiểm lâm mà chuyển sang học thạc sĩ chuyên ngành thực vật học. Thế cho biết: “Những chuyến đi thực địa mang đến cho tôi cảm xúc mới lạ. Lần đầu tiên tôi được khám phá những cánh rừng nguyên sơ tuyệt đẹp với hệ động thực vật rất đa dạng và phong phú. Tuổi trẻ thích phiêu lưu, mạo hiểm nên tôi đã lựa chọn gắn bó với ngành thực vật học”.
Khi bước chân vào nghề, chàng trai 8X mới thấy những chuyến đi rừng thời sinh viên chỉ là “cưỡi ngựa xem hoa”. Công việc của một nhà thực vật học vô cùng vất vả, nguy hiểm.
Qua những chuyến đi rừng, nhà khoa học trẻ của Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật (Viện Hàn lâm khoa học VN) đặc biệt say mê và tâm huyết với những loài thực vật có nguy cơ tuyệt chủng họ thông, bách, lan như: pơ mu, sa mộc, hoàng đàn, bách xanh, lan hài… Việc khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và mất đi sinh cảnh sống là mối đe dọa đối với đa dạng sinh học ở VN. Có những loài cây khả năng sinh trưởng không còn thích nghi với điều kiện tự nhiên, phải mất 100 năm mới có thể sinh trưởng.
Từng bị gia đình bắt nghỉ học 3 năm để làm rẫy, chuẩn bị gả chồng, cô gái người dân tộc Dao - Chảo Thị Yến đã không ngừng đấu tranh để được đi học và xuất sắc giành học bổng danh giá của Đức.
Trong số những đề tài mà Thế và các đồng nghiệp thực hiện có dự án nghiên cứu bảo tồn hoàng đàn, loài thực vật quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng toàn cầu tại khu bảo tồn thiên nhiên Hữu Liên, Hữu Lũng (Lạng Sơn). Từ cuối những năm 1980, do bị khai thác quá mức, cây hoàng đàn đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Năm 2009, khi các nhà khoa học khảo sát, ở đây chỉ còn 20 - 30 cây con.
Thế cho hay: “Hoàng đàn là giống cây gỗ quý hiếm và đắt tiền, mỗi kg gỗ trị giá 1 - 2 triệu đồng. Loại gỗ này có mùi thơm đặc biệt cả trăm năm, tinh dầu của nó có tác dụng chữa bệnh khớp. Trước nguy cơ tuyệt chủng, chúng tôi đã thực hiện dự án nhân giống loại cây này phát triển tốt trong vườn của người dân địa phương, có thể trồng lại trong tự nhiên”.
|
Phát hiện nhiều loài mới
Bên cạnh bảo tồn, Thế còn tìm ra và công bố nhiều chi loài thực vật mới cho khoa học, là nguồn gien quý, đặc hữu của VN có giá trị thẩm mỹ và bảo tồn cao như: chi và loài mới thiên lý hiệp rủ, cẩm cù lộc, cẩm cù cuống dài, cẩm cù hạnh, bách xanh đá, thông năm lá rủ... Trong chuyến đi thực địa tháng 5.2016, anh đã tìm thấy loài hoa cẩm cù hiếm có tại Cát Bà (Hải Phòng). Sau khi so sánh với các mẫu ở bảo tàng hiện có và tìm hiểu tài liệu, nhóm điều tra thực địa kết luận đây là loài cẩm cù bon Hoya bonii, thuộc họ trúc đào Apocynaceae, chỉ có ở VN.
Những công bố khoa học của Phạm Văn Thế đã góp phần quan trọng trong công việc bảo tồn các loài thực vật quý hiếm bị đe dọa tuyệt chủng ở VN cũng như trên thế giới. Đây là cơ sở để các cơ quan chức năng có biện pháp bảo tồn, lựa chọn các nguồn gien tự nhiên quý hiếm phục vụ cho quá trình khai thác nhằm mục đích phát triển bền vững.
Để chế được 'siêu xe' từ mẫu ô tô cũ, Kim dành 7 tháng liền hàn gò những miếng tôn, thép thẳng tưng vô hồn thành đường cong 'cơ bắp' đầy mê hoặc - đặc điểm 'ăn tiền' của mẫu xe Shelby Cobra 427 huyền thoại.
Thế còn là người sáng lập và hiện là đồng quản trị trang web “Đa dạng sinh học và bảo tồn VN - BIODIVN” (biodivn.com). Đây là trang cung cấp thông tin miễn phí về tình hình đa dạng các loài động thực vật, cũng như hiện trạng và tình hình bảo tồn của chúng cho mục đích phát triển bền vững ở VN.
Phạm Văn Thế bộc bạch: “Để bảo tồn, phát triển nguồn gien; nhân nuôi những loài thực vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ngoài tâm huyết thôi chưa đủ, những nhà nghiên cứu trẻ rất mong được nhà nước hỗ trợ về thiết bị, kinh phí để tiếp tục được cống hiến và theo đuổi niềm đam mê với khoa học”.
Được đặt tên cho các loài, chi thực vật mới phát hiện
Thạc sĩ Phạm Văn Thế đã tham gia 42 đề tài, dự án nghiên cứu; xuất bản 54 công trình nghiên cứu, một cuốn sách tiếng Anh tại Đức, tác giả 21 bài báo quốc tế. Anh cùng cộng sự đã tìm ra được 13 loài thực vật mới cho khoa học. Trong đó, phát hiện 11 loài mới từ VN, 2 loài mới từ Lào.
Để vinh danh những đóng góp cho nghiên cứu bảo tồn và đa dạng thực vật VN, Thế còn được các đồng nghiệp quốc tế đặt tên cho các loài hoặc chi thực vật mới phát hiện cho khoa học như: địa lan Thế Gastrodia Theana; chi mới lan Thế Theana với loài mới lan Thế Việt Theana Vietnamica; loài mới tỏi rừng
Thế Tupistra Theana. Năm 2015, Phạm Văn Thế là một trong 10 nhà khoa học trẻ được T.Ư Đoàn trao tặng giải thưởng KHCN thanh niên “Quả cầu vàng”.
|
Bình luận (0)