Sốc phản vệ do tiêm truyền

07/10/2017 07:30 GMT+7

Với thời gian tính bằng phút, sốc phản vệ có thể lấy đi sinh mạng nạn nhân nhanh chóng. Tiêm truyền là một trong những “con đường” gây sốc phản vệ với tỷ lệ cao trong số các nguyên nhân.

Tiêm tĩnh mạch là nguyên nhân hàng đầu
Mới đây, tại Bệnh viện K (cơ sở Tân Triều, Hà Nội) xảy ra trường hợp tử vong của bệnh nhân Trần Thị L. (45 tuổi, quê Quỳnh Lưu, Nghệ An), được chẩn đoán sốc phản vệ do thuốc cản quang tĩnh mạch không hồi phục.
Một ngày trước khi tử vong, bà L. được tiêm thuốc cản quang Ultravist 80 ml tại Trung tâm chẩn đoán hình ảnh của Bệnh viện K. Chưa đầy 10 phút sau tiêm thuốc, bệnh nhân tức ngực, khó thở, da ngứa, mẩn đỏ, xung huyết, phù nề, được chẩn đoán sốc phản vệ do thuốc cản quang. Sau 5 giờ cấp cứu, bệnh nhân tỉnh, da ít đỏ hơn, xung huyết, còn tức ngực; được hội chẩn trong khoa hồi sức cấp cứu với kết luận tình trạng nặng, chưa thoát sốc, duy trì điều trị và theo dõi sát. Sau đó, bà L. đột ngột khó thở nhiều, ho đờm bọt hồng, tim nhanh, huyết áp tụt (40/20 mmHg). Các bác sĩ khẩn trương cấp cứu hô hấp, tuần hoàn, nhưng tình trạng không cải thiện và tử vong.
TS-BS Nguyễn Tiến Quang (công tác tại Bệnh viện K) cho hay: Sốc phản vệ do dùng thuốc là sự cố không mong muốn trong y khoa. Sốc phản vệ là phản ứng dị ứng hệ thống cấp, nguy kịch và dễ gây nguy cơ tử vong, phát sinh khi có sự xâm nhập của “yếu tố lạ” (dị nguyên) vào cơ thể. Sốc phản vệ gây phù nề, xuất tiết niêm mạc và co thắt cơ trơn (phế quản và ruột) dẫn đến trụy tim mạch, suy hô hấp và rất dễ gây tử vong. Sốc phản vệ 2 pha là sốc phản vệ tái phát sau khi hết triệu chứng ban đầu, mà không tiếp xúc lại với chất gây dị ứng, chiếm khoảng 20% các trường hợp sốc phản vệ.

tin liên quan

TP.HCM: Giải thể Trung tâm mua sắm hàng hóa, tài sản công ngành y tế
Ngày 6.10, tại cuộc làm việc với các bệnh viện (BV) công lập trực thuộc về công tác đấu thầu, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM GS-TS Nguyễn Tấn Bỉnh cho biết TP.HCM quyết định giải thể Trung tâm mua sắm hàng hóa, tài sản công ngành y tế (gọi tắt là Trung tâm) sau hơn 4 năm rưỡi thành lập (từ ngày 24.1.2013 đến nay).
Dị nguyên gây sốc phản vệ thường có 4 nhóm chính:
- Thuốc (dị nguyên phổ biến nhất, trong đó sốc phản vệ do thuốc cản quang chiếm tỷ lệ 1/5.000)
- Thức ăn
- Nọc côn trùng
- Dị nguyên theo đường hô hấp (ví dụ: phấn hoa, nấm mốc).
Sốc phản vệ pha 2 thường quay lại sau 1 - 8 giờ, có thể kéo dài 5 - 32 giờ. “Độ nặng của sốc phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cá thể, hàm lượng, thời gian và tốc độ hấp thu các kháng nguyên. Phần lớn tử vong do sốc phản vệ là không thể dự báo trước”, bác sĩ Quang chia sẻ và lưu ý: “Các con đường đưa dị nguyên vào hay gặp nhất là đường tiêm (tĩnh mạch, tiêm bắp và tiêm dưới da) và đường tiêu hóa, trong đó đường tiêm tĩnh mạch là phổ biến nhất”.
Gia tăng sốc phản vệ do thuốc cản quang
Theo bác sĩ Nguyễn Tiến Quang, sốc phản vệ xảy ra ở những cơ thể có cơ địa dị ứng, nghĩa là với cùng một liều lượng, tốc độ và thời gian hấp thụ, phơi nhiễm, sốc có thể xảy ra ở người này nhưng chưa chắc xảy ra ở cơ thể khác. “Cơ địa” là đặc tính cơ thể của từng người, đây là yếu tố người thầy thuốc điều trị không thể xác định và tiên đoán. Do vậy, không nên nghi ngờ hay vội vàng giải thích thiếu thận trọng các sự cố y khoa.
“Sốc phản vệ cướp đi tính mạng của người bệnh, luôn là nỗi kinh hoàng, ám ảnh và là điều không mong muốn, ngoài năng lực dự đoán của các bác sĩ”, bác sĩ Quang bày tỏ.
Liên quan đến trường hợp sốc phản vệ do thuốc cản quang như trường hợp của bệnh nhân nữ 45 tuổi nêu trên, bác sĩ Quang cho biết thêm, về tỷ lệ sốc phản vệ do thuốc cản quang Ultravist dùng trong chẩn đoán hình ảnh, theo một thống kê quốc tế là có 10 trong số 1.142 bệnh nhân, trong đó có tới 7 bệnh nhân tử vong trong vòng khoảng 5 ngày sau xuất hiện sốc. Hiện nay, do số bệnh nhân có chỉ định tiêm thuốc cản quang trong chẩn đoán hình ảnh tăng lên, nên tần suất bệnh nhân bị sốc phản vệ do thuốc cản quang nói chung và Ultravist nói riêng cũng tăng. Nhiều trường hợp mặc dù phát hiện sớm, xử trí chính xác và kịp thời cũng không tránh khỏi tử vong. Đấy là lý do bệnh nhân luôn phải ký cam kết trước mọi thủ thuật, can thiệp. Và trong nghề y, không thầy thuốc nào có thể nói trước được 100% các can thiệp chẩn đoán, điều trị sẽ thành công, không xảy ra tai biến.

tin liên quan

5 cách giúp thận luôn khỏe mạnh

Thận là một trong những cơ quan hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Nó giúp cơ thể loại bỏ các độc tố mà nếu tích tụ sẽ gây tổn hại khôn lường đến sức khỏe.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.