Một số gia đình đã ở xóm ngụ cư được vài chục năm. Ở xóm ngụ cư, hầu hết sống với tâm trạng tạm bợ người đi, kẻ ở diễn ra thường xuyên theo ngày, nên ngoài vật dụng thật cần thiết, ít ai sắm sửa nhiều.
Cho tiền, năn nỉ trộm đi chỗ khác
|
Thanh niên nghiện xì ke trong xóm thấy ông Nguyễn Văn Lành (60 tuổi, ở khu này hơn 6 năm) thường đi làm về muộn, phòng trọ lại ở chỗ khuất người nên liên tiếp tìm tới phòng ông trộm đồ. Chỉ trong hai tháng trở lại đây, ông Lành đã sáu lần bị mất cắp, khi thì vài con gà, khi thì mấy đồ dùng lặt vặt... khiến phòng trọ ông giờ trống huơ, trống hoác. Mới đây ông Lành bị lấy mất hết đồ nghề thợ xây khiến ông không thể đi làm.
Điều đáng nói là dù biết mặt kẻ trộm nhưng ông Lành cũng không làm gì được. “Thằng T. trước ở xóm này ăn cắp vặt nhiều quá nên chủ trọ phải cho thêm 2 triệu rồi năn nỉ nó mới chịu đi. Mấy ngày nay thấy nó luẩn quẩn, tôi cũng nghi nhưng nghĩ nó nể mình không lấy ai dè nó dọn sạch. Báo công an nhiều lần rồi, ra đó họ cũng bắt làm tường trình tiếp nhận rồi... thôi. Khi thì số tiền tang vật không đủ xử lý hình sự, khi thì họ hẹn lại... chẳng bằng mình tự phòng”, ông Thành cho hay.
Không chỉ biết mặt kẻ trộm mà dân ở đây còn có thể “phân loại” trộm. Mất sạc pin, điện thoại hay đồ điện tử là họ nghĩ ngay đến thằng B. Mất gà, mất chim và một số có giá trị hơn thì thằng T. là “nghi can” đầu tiên. Điều đặc biệt, nghĩ đâu trúng đó và kẻ trộm cũng chẳng cần chối. Nếu có hỏi việc mất đồ, nếu lấy họ sẽ nhận nhưng cũng thành thật là đã tiêu gì, trả nợ cho ai... “Có lần mất đồ tôi hỏi thằng B. mày lấy của tao hả? Nó gật đầu bảo bí quá con lấy bán. Khi nào có tiền con chuộc lại cho. Cho con xin lỗi. Nó nói vậy thì cũng đành thôi chứ biết làm sao”, bà H., người dân ở xóm kể.
Đá gà, sòng bài diễn ra thường xuyên. Mỗi đêm có ít nhất ba, bốn sòng bài chơi thâu đêm, người này mệt nghỉ, có người khác thế. “Đối với họ, thức đêm chơi bài vừa là niềm vui vừa là nơi kiếm chác. Thua bài thì gây lộn, đánh chửi nhau, hoặc trộm đồ người trong xóm bán kiếm tiền... đánh tiếp. “Mình không ở thì chuyển đi đâu vì nhà trọ ở những xóm ngụ cư như thế này chỗ nào cũng như nhau”, ông T.B chia sẻ.
|
Nghèo còn gặp cái eo
Xóm ngụ cư về đêm thường ồn ào với tiếng trẻ con khóc, tiếng người chơi bạc chửi nhau, tiếng vợ chồng gây lộn... đến nỗi một số người buộc phải tìm đến hơi men để chợp mắt. “Riết rồi quen, giờ không rượu là không ngủ được mặc dù mình chưa từng và cũng chẳng muốn phải phụ thuộc vào rượu như vậy”, anh Thành, một người dân sống trong xóm, cho hay.
tin liên quan
Sống ở xóm ngụ cư: Những mảnh đời trôi dạtVới tám đứa con sinh liên tiếp mỗi năm, gia đình ông N.H.Duy (44 tuổi, quê Cà Mau) trở thành nỗi ám ảnh của cả xóm ngụ cư, bởi ngoài tiếng khóc xé ruột liên hồi còn là tiếng quát mắng, chửi thề không ngớt xả ra từ ba mẹ chúng. "Ở xóm này, nhà ông Duy là ồn ào nhất. Họ đi làm thì thôi chứ về nhà là coi như cả xóm khỏi nghỉ ngơi. La mắng, cự lộn bằng miệng chán thì họ đánh lộn. Thậm chí còn vác dao ra chém nhau...", chị Nguyệt, hàng xóm nhà ông Duy, cho hay.
Ông Duy chia sẻ vì nhà nghèo, đông con không có thời gian để chăm chút nên hai trong số tám đứa con ông đã chết vì bệnh. Có người thấy gia đình ông ở xóm ngụ cư quá khó khăn nên xin bớt con để nuôi, nhưng ông bảo có đói rách thì chịu chứ cho con ông không đặng lòng.
“Thấy con dốt tôi cũng buồn. Muốn cho con đi học nhưng lo không nổi vì ngoài học phí còn phải có người đưa đón mà vợ chồng tôi tối ngày ngoài đường. Mà nhờ người đưa đón cũng quá mạo hiểm, lỡ may lạc mất con thì tôi ân hận”, ông nói.
Trẻ mới lớn thất học, xem cờ bạc, đá gà là nghề nghiệp chính ở xóm ngụ cư này rất đông. T. (14 tuổi, gốc Tiền Giang) theo ba mẹ ở xóm Hương Quê đã mười mấy năm. Với mái tóc cháy vì thuốc nhuộm, trên tay ôm con gà, T. chỉ xung quanh: “Chị nhìn đi, nhà ai có thanh niên là có con gà, vừa giải trí vừa là nguồn thu nhập của tụi em để có tiền cà phê, thuốc lá. Ở xóm này thanh niên ngoài đá gà, chơi số kiếm tiền nhậu thì còn biết làm gì nữa”.
Dưới T. là bốn đứa em cũng đang tuổi lớn, thường ngày ba mẹ đi làm giao T. chăm em nhưng T. chẳng mấy khi ở nhà nên ba đứa em 5 - 7 tuổi phải tự lo cơm nước cho nhau ở xóm ngụ cư. Đôi khi chúng chẳng cần ăn cơm mà đi ăn ké nhà hàng xóm hoặc không thì một gói bánh hay bất cứ cái gì tìm được khiến chúng no bụng cũng xong.
Do tự lập từ sớm nên những đứa trẻ ở xóm ngụ cư Hương Quê hầu hết đều già dặn hơn tuổi, chúng nhìn anh chị mình và… học theo, lớp này đến lớp khác không thoát khỏi vòng luẩn quẩn.
Xử lý như “bắt cóc bỏ dĩa”Mỗi ngày ở xóm ngụ cư đều “có chuyện” nhưng người trong xóm ít khi tìm công an bởi họ từng làm như thế nhiều lần nhưng việc xử lý như “bắt cóc bỏ dĩa”. Suốt những ngày ở lại xóm ngụ cư Hương Quê tôi đã liên tục hỏi vì sao không ai báo công an? Mọi người đều nói: “Mình báo công an thì phải có bằng chứng nhưng giơ cái điện thoại lên chụp thì có khi chưa báo được công an mình đã mất mạng”, bà N. nói.
Có lần mấy người trong xóm ngụ cư cũng bàn nhau đi báo công an. Thậm chí, họ còn định “mỗi người góp vài trăm ngàn để trả lương và bồi dưỡng cho công an để vào xóm trinh sát, thu thập bằng chứng...”, bà N. kể. Với họ cách này là khả thi nhất nhưng ai sẽ đại diện đi trình bày với công an và ai sẽ giúp? Họ vẫn không đủ niềm tin nên mọi việc mới chỉ dừng lại ở những tính toán.
|
(còn tiếp)
Bình luận (0)