Ngày 24.8, bác sĩ Phạm Văn Lào, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk, cho biết đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong do bệnh dại xảy ra gần đây trên địa bàn tỉnh này.
tin liên quan
Bị chó nhà cào, mắc bệnh dại nguy kịchBệnh nhân bị một con chó con do nhà nuôi cào xước chân, chủ quan, không chích ngừa. Một tháng sau, bệnh nhân lên cơn dại và trong tình trạng nguy kịch.
Vào ngày 20.8, bà T.T.T (52 tuổi, ngụ xã Ea Tân, H.Krông Năng) có biểu hiện mất sức, nôn ói, sợ gió, sợ nước, mạch đập nhanh, được người nhà đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Đắk Lắk. Đến chiều 21.8, bệnh nhân tử vong tại bệnh viện, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị bệnh dại, sốt nhiễm trùng, động kinh. Qua tìm hiểu, người nhà bà T. cho biết, trước đó 2 tháng bà T. bị chó chạy rông cắn vào bàn chân nhưng bà không đến cơ sở y tế để kiểm tra, tiêm phòng.
Một trường hợp tử vong do bệnh dại khác xảy ra tại huyện Ea H’leo. Vào giữa tháng 6, anh N.V.H (33 tuổi, trú thị trấn Ea Drăng, H.Ea H’leo) bị chó dại cắn, sau đó vết thương bị nhiễm trùng và được điều trị tại một bệnh viện. Ngày 6.7, bệnh nhân được đưa về nhà và tử vong sau đó một tuần, chẩn đoán do bệnh dại.
Theo ông Lào, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đắk Lắk đã cùng Trung tâm y tế các huyện Krông Năng và Ea H’leo tiến hành điều tra, giám sát tại hộ gia đình các bệnh nhân tử vong, truyền thông cho người dân cách phòng chống bệnh dại. Từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh có gần 2.800 người tiêm huyết thanh phòng chống bệnh dại.
tin liên quan
Coi chừng lây bệnh dại từ thú cưng: 100% tử vong khi đã lên cơnĐược chẩn đoán ban đầu là viêm não, nhưng xét nghiệm xác định bé trai bị nhiễm vi rút dại, nguồn lây được nghi ngờ từ vật nuôi trong gia đình.
tin liên quan
Những điều cần biết về bệnh dạiNhận biết nguồn lây, tiêm dự phòng, xử trí đúng cách khi bị vật nghi dại cắn... các động tác kết hợp sẽ giúp bạn phòng bệnh dại hiệu quả.
Bình luận (0)