384 triệu người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Thanh Tùng
Thanh Tùng
23/11/2019 13:09 GMT+7

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính được dự báo là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới trong các loại bệnh. Bình quân, cứ 10 giây trên thế giới có 1 người tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.

Hội nghị khoa học chuyên đề Sinh học tế bào - phân tử và miễn dịch trong bệnh phổi do Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) tổ chức ngày 22.11, với sự tham dự của các bác sĩ, chuyên gia đến từ Anh, Úc và trong nước.
Theo thông tin tại hội nghị, thống kê năm 2018, tại Việt Nam, ung thư phổi là 1 trong 5 loại ung thư gặp nhiều trong nước; ung thư phổi chiếm 21,5% trong các loại bệnh ung thư ở Việt Nam.
Hội nghị lần này tập trung vào các đề tài về bệnh phổi cũng như các liệu pháp sinh học trong điều trị bệnh phổi; về bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)...
Báo cáo tham luận của PGS-TS Lê Thị Tuyết Lan (Đại học Y Dược TP.HCM), hiện trên thế giới có 384 triệu người mắc bệnh COPD; bình quân cứ 10 giây, thế giới có 1 người tử vong do bệnh COPD. Dự báo vào năm 2020, bệnh COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ 3 trên thế giới trong các loại bệnh, sau bệnh mạch vành và đột quỵ.
3 nguyên nhân gặp nhiều gây bệnh COPD trong nước là: hút thuốc lá, ô nhiễm không khí và lao phổi.
Chi phí điều trị COPD rất tốn kém. Chẳng hạn, với đợt điều trị cấp, nếu nhẹ, 7 ngày tốn khoảng 420.000 đồng; trung bình điều trị ngoại trú 7 ngày tốn khoảng 1,8 triệu đồng; trung bình điều trị nội trú 7 ngày tốn gần 18 triệu đồng; nếu bệnh nặng, điều trị 2 tuần tốn 60 - hơn 90 triệu đồng.
Điểm đáng lưu ý ở hội nghị chuyên đề lần này là thông tin về bảo vệ môi trường như hạn chế sử dụng đồ nhựa; hạn chế sử dụng giấy in; nâng cao nhận thức của mọi người để phòng tránh mắc bệnh phổi...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.