Cà rốt thường được khuyên dùng cho bệnh nhân bị loét dạ dày nhờ có dược tính và độ kiềm hóa giúp làm lành vết loét do lượng a xít dư thừa gây ra.
tin liên quan
Bộ Y tế thông tin về 'thuốc làm từ thịt người'Uống nước ép cà rốt có tác dụng kiểm soát cảm giác khó chịu do chứng trào ngược a xít gây ra.
Táo chứa hàm lượng dưỡng chất cao. Chất xơ và các a xít hữu cơ trong táo hoạt động như chất điều chỉnh cho hệ tiêu hóa. Không chỉ giảm loét dạ dày, ăn táo còn ngừa viêm dạ dày, táo bón và tiêu chảy.
Lô hội (nha đam) có đặc tính kháng khuẩn cao. Theo Healthline News, nếu bị loét dạ dày, bạn cần bổ sung lô hội vào chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát việc sản xuất quá nhiều dịch a xít, cũng như giảm tình trạng kích ứng niêm mạc dạ dày.
Các thành phần trong lô hội có khả năng ức chế sự tăng trưởng quá mức của vi khuẩn H.pylori - nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày.
tin liên quan
Thêm phát hiện mới về lợi ích của tách cà phê mỗi sángNgoài ra, lô hội cung cấp aleomodine và aleoleine, những thành phần giúp sửa chữa các mô bị tổn hại.
Chuối là loại trái cây giàu tinh bột và các hợp chất kiềm hóa. Những hợp chất này một khi được cơ thể hấp thụ, giúp điều chỉnh độ pH của dạ dày. Ăn chuối giúp ngăn chặn bệnh thoái hóa niêm mạc dạ dày và làm giảm sự phát triển của vết loét.
Ăn chuối tốt cho dạ dày và chất dinh dưỡng trong loại quả này giúp chữa lành các mô bị tổn thương. Chuối còn có tác dụng làm giảm cảm giác khó chịu do trào ngược a xít và viêm dạ dày gây ra.
Khoai tây được coi là thực phẩm kháng a xít tốt nhất. Lượng đáng kể tinh bột, chất xơ và chất chống ô xy hóa trong khoai tây góp phần tối ưu hóa quá trình tiêu hóa. Muối kiềm có trong khoai tây làm giảm quá trình viêm và giúp chữa các mô bị kích ứng bởi a xít. Ngoài ra, ăn khoai tây còn giảm thiểu cảm giác nóng ran ở bụng và trào ngược a xít.
Hạt lanh ngâm trong nước sản sinh một chất keo có hiệu quả trong việc giảm loét dạ dày. Ăn hạt lanh giúp kháng viêm và nóng rát thượng vị do viêm loét gây ra. Ngoài ra, hạt lanh giàu a xít béo omega-3 và chất xơ giúp thúc đẩy việc phục hồi các mô dạ dày trong trường hợp bị viêm loét.
Nếu bị viêm loét dạ dày, bạn cần nói không với thực phẩm có tính a xít cao vì khiến vết loét thêm nặng. Trong thời gian điều trị, không dùng:
- Cà phê và đồ uống có caffeine
- Kẹo, bánh ngọt
- Đồ uống có ga
- Thức ăn cay
- Đồ uống có cồn
- Thực phẩm chiên và thức ăn nhanh
|
Bình luận (0)