Chiều nay (9.1), Bộ Y tế xác nhận vừa có dự án Luật về máu và tế bào gốc gửi tới Bộ Tư pháp thẩm định.
Trong đó, Bộ Y tế đề xuất hai phương án về việc quy định nghĩa vụ của công dân liên quan đến việc hiến máu:
Một là, quy định việc hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc của công dân phải thực hiện mỗi năm một lần (ngoại trừ một số trường hợp không thể hiến máu). Những người không thể hiến máu là công dân dưới 18 tuổi và khoảng 14,2 triệu người mắc các bệnh không thể hiến máu.
Như vậy, với dân số hiện nay là gần 90,5 triệu người, trong một năm nước ta sẽ có khoảng 46 triệu người phải tham gia hiến máu.
tin liên quan
Những điều bạn cần biết về trước, trong và sau khi hiến máuHiến máu tuy là một nghĩa cử đẹp, nhưng cần được chuẩn bị kỹ để đảm bảo an toàn, trước tiên là cho người hiến máu và sau đó là người nhận máu.
Hai là, vẫn quy định việc hiến máu là tự nguyện (như hiện nay) nhưng tăng chi cho hoạt động vận động hiến máu. Giả định số người hiến máu đạt mức lý tưởng là 2% dân số thì một năm nước ta sẽ có 18,2 triệu người tham gia hiến máu.
|
Trả lời báo chí, tiến sĩ Nguyễn Huy Quang, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Y tế khẳng định: Phương án hiến máu bắt buộc 1 lần/năm chỉ là phương án giả định trong dự án luật này. Bộ Y tế đưa ra để phân tích tình hình, hiệu quả. “Bộ Y tế khẳng định ủng hộ phương án hiến máu tự nguyện”, ông Quang nhấn mạnh.
Theo ông Quang, quan điểm xây dựng luật hiện nay là phải phải dựa trên bằng chứng về mặt khoa học. Bộ Y tế lựa chọn phương án hiến máu tình nguyện nhưng làm thế nào để chứng minh hiến máu tình nguyện là tối ưu thì phải đưa ra giả định. Trường hợp này giả định là hiến máu bắt buộc.
Nếu hiến máu là nghĩa vụ bắt buộc, nước ta có 90 triệu dân, nếu có 46 triệu người hiến bắt buộc thì nguồn máu không chỉ ổn định mà còn dư thừa. Đồng thời, mỗi năm tiêu tốn khoảng 4.182 tỉ đồng.
Nếu hiến máu tình nguyện như hiện nay, nước ta chỉ lấy máu ở 18,2 triệu người tình nguyện. Như vậy đối tượng tác động đến người dân giảm đi và chỉ tiêu tốn khoảng 2.000 tỉ đồng.
Xét về kinh tế, nhân lực và phong trào hiến máu tình nguyện hiện đang phát huy hiệu quả thì Bộ Y tế thiên về phương án duy trì hiến máu tình nguyện.
tin liên quan
Bệnh viện Chợ Rẫy ghép thận thành công ca thứ 500Hôm nay (25.8), Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM công bố ca ghép thận thành công thứ 500 được thực hiện tại bệnh viện này. Ca phẫu thuật được thực hiện với cặp người cho và người được ghép thận là hai chị em ruột.
* Trước đó, chương trình Chủ nhật Đỏ (sáng 8.1) tại TP.HCM, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cũng khẳng định, hiến máu nhân đạo đã và đang trở thành nét văn hóa đầy tính nhân văn của mỗi người dân Việt Nam. Bộ trưởng đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp, các công ty, tập đoàn kinh tế, cơ quan truyền thông cùng tham khảo, học tập mô hình Chủ nhật Đỏ để phát động hiến máu tình nguyện.
Bình luận (0)