Tim đập được là nhờ nhận được xung điện từ một nhóm tế bào gọi là nút xoang. Nếu nút xoang gửi xung điện mạnh thì tim sẽ đập nhanh, gây ra hiện tượng trống ngực, theo Tổ chức Chăm sóc sức khỏe Mayo Clinic (Mỹ).
Ngoài ra, bất cứ yếu tố nào ảnh hưởng đến hoóc môn adrenaline cũng sẽ tác động đến xung điện này. Những yếu tố đó có thể là căng thẳng, sự hoảng sợ, uống nhiều caffeine, bị cảm lạnh, mất ngủ hay dùng thuốc có chất kích thích, bác sĩ Shephal Dosh, chuyên gia về tim mạch tại Trung tâm Y tế Saint John ở Santa Monica (Mỹ), cho biết.
tin liên quan
3 nguyên tắc giúp ăn nhiều hơn nhưng vẫn giảm cânỞ thai phụ, lượng máu trong cơ thể nhiều hơn cũng khiến tim đập nhanh hơn. Trường hợp này không cần phải lo lắng, bác sĩ Dosh nói thêm.
Tuy nhiên, tim đập nhanh đôi khi sẽ gây ra tình trạng loạn nhịp tim. Loạn nhịp tim sẽ kèm theo các triệu chứng như tim đập nhanh bất thường, chóng mắt, đau đầu nhẹ, ngất xỉu, thở dốc, đau ngực…
Viện nghiên cứu Tim, Phổi và Máu quốc gia (NHLBI) của Mỹ khuyến cáo: Loạn nhịp tim thường không gây nguy hiểm và có thể được điều trị bằng nhiều cách. Thế nhưng, một số trường hợp thì có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, nếu cảm thấy tim có bất kỳ điều gì bất thường thì cách an toàn nhất là tìm đến bác sĩ.
tin liên quan
Thói quen người Việt cần bỏ: Ăn quá mặn và quá ngọtNgoài ra, đôi khi tim đập nhanh cũng là dấu hiệu cảnh báo từ một cơ quan khác, chẳng hạn như tuyến giáp. Tuyến giáp là nơi tiết ra một số loại hoóc môn như thyroxine và triiodothyronine, vốn ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể, theo Mayo Clinic.
Nếu tuyến giáp bị trục trặc thì có thể sẽ tiết ra quá nhiều thyroxine, dẫn đến nhịp tim bất thường, bỗng dưng thèm ăn hoặc giảm cân đột ngột.
Thêm nữa, tim đập nhanh có thể vì cấu trúc bất thường của tim, chẳng hạn như tim đập yếu hơn hoặc có kích thước lớn hơn bình thường.
Thông thường, tim đập nhanh đột ngột thì chỉ kéo dài trong vài giây. Nếu tim đập nhanh mà kèm theo các dấu hiệu như đau ngực, thậm chí là ngất xỉu thì có thể chức năng tim đã bị tổn thương, theo NHLBI.
Bình luận (0)