Gia đình bé M. cho biết, trong lúc chơi dưới gốc cây xoan gần nhà, bé M. bị kiến đốt vào bàn chân. Thấy bé gãi nhiều, sau đó mặt và môi tím nhanh nên gia đình vội đưa bé đến Trạm y tế xã Tân Tiến (H.Yên Sơn) để cấp cứu rồi nhanh chóng được chuyển về BVĐK tỉnh Tuyên Quang.
Ngay khi nhập viện bé M. đã được cấp cứu theo "Sơ đồ chẩn đoán và cấp cứu phản vệ".
Hiện tại, bệnh nhân (BN) M. đang tiếp tục được điều trị và theo dõi tại Khoa Nhi, BVĐK tỉnh Tuyên Quang.
Trước đó, BV Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) cũng tiếp nhận BN nữ 58 tuổi cấp cứu do bị dị ứng phản vệ sau khi ăn trứng kiến. BN vào viện trong tình trạng nổi mẩn đỏ toàn thân, đau quặn bụng, nôn, khó thở, mạch nhanh, huyết áp tụt, được chẩn đoán sốc phản vệ độ 3. BN đã bình phục sau khi được cấp cứu kịp thời.
Các bác sĩ cho biết, với những trường hợp sốc phản vệ, nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời, người bệnh sẽ có nguy cơ phù thanh quản, suy hô hấp và nguy cơ tử vong rất cao.
tin liên quan
Điện thoại phát nổ khiến chàng trai phải cắt một bàn tayCác bác sĩ cũng cảnh báo phản vệ là một phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên (là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm: thức ăn, thuốc và các yếu tố khác), gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.
Hậu quả của phản vệ vô cùng nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, khi cơ thể có dấu hiệu bất thường sau khi tiếp xúc với các dị nguyên như ong đốt, kiến đốt, hoặc sau khi ăn các loại thực phẩm..., cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu.
Có thể sử dụng các biện pháp phòng côn trùng đốt như: dùng kem thoa, đi giày dép; phòng dị ứng thực phẩm bằng cách không ăn các thức ăn lạ, hoặc các thức ăn trước đó đã được biết là gây dị ứng (nổi ban, khó thở…).
Bình luận (0)