Châm cứu điều trị tự kỷ

19/06/2012 03:20 GMT+7

Lâu nay, nhiều trẻ tự kỷ thường chỉ điều trị tại chuyên khoa tâm lý, tâm thần. Nhưng thực tế, việc ứng dụng liệu pháp châm cứu kết hợp chăm sóc, giáo dục đã đem lại hiệu quả tích cực cho các ca bệnh này.

 Châm cứu điều trị tự kỷ - nd
Châm cứu chữa tự kỷ cho trẻ - Ảnh: Ngọc Thắng

Chị Nguyễn Thị Lan, mẹ của bé Ngô Hoàng M. 6 tuổi (nhà ở Thanh Trì, Hà Nội), cho biết cháu được chẩn đoán tự kỷ từ khoảng 2 tuổi. Cháu chỉ chơi một mình theo ý mình, theo kiểu phá phách chứ không có ý thức mà cũng không biết tiếp thu theo hướng dẫn của bố mẹ, người lớn. Khi ở tuổi mầm non, mẫu giáo cháu đi học chỉ được thời gian ngắn là cô giáo trả lại phụ huynh vì cháu thường phá hỏng đồ chơi, đồ dùng trong lớp; hầu như không nói được gì và rất dễ nổi cáu đánh bạn. M. cũng chỉ chơi một món đồ mình thích. Ngay cả cách chơi khác bình thường, thay vì cho ô tô chạy, cháu chỉ thích lật ngửa ô tô cho bánh xe quay. “Tuy nghịch phá như vậy nhưng cháu đi lại yếu, không tự chủ được các việc đơn giản như đi vệ sinh, không biết tự xúc cơm...”, mẹ của M. kể.

Bác sĩ Nguyễn Quốc Văn, Trưởng đơn vị Châm cứu, điều trị và chăm sóc đặc biệt trẻ tự kỷ, bại não - Bệnh viện Châm cứu T.Ư, Hà Nội cho hay: “Chúng tôi chẩn đoán và điều trị trẻ tự kỷ bằng các công cụ sàng lọc khoa học, giúp đo mức độ, thể tự kỷ của trẻ. Tự kỷ điều trị rất khó khăn, lâu dài vì đó là tình trạng rối loạn phát triển lan tỏa. Phần lớn do yếu tố gien (một đoạn gien X bị yếu), việc “sửa chữa” gien này là không thể nên điều trị để trẻ hoàn toàn như trẻ bình thường hầu như khó đạt được. Tuy nhiên, việc điều trị giúp các cháu có thể tự chủ được cuộc sống của mình”.

Việc điều trị bằng cách kết hợp các phương pháp như: châm cứu (thủy châm), xoa bóp bấm huyệt kích thích thần kinh, cơ để tăng cường hoạt động với trẻ yếu vận động. Đặc biệt còn giáo dục kỹ năng sống như: chơi đồ chơi, các việc cá nhân (xúc cơm); cách diễn đạt sự việc... từ đơn giản nhất giúp các cháu dần thích nghi. Các phương pháp giáo dục nhằm điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ, giác quan. Trong quá trình điều trị còn có lớp học rất đặc biệt, chỉ có 2 người: cô giáo (là bác sĩ điều trị) và học trò chính là bệnh nhân. “Do mỗi bệnh nhi mỗi tính, và khả năng thiếp thu khác nhau, nên bác sĩ phải dành riêng cho từng em”, bác sĩ kiêm cô giáo Ngô Thị Vân Anh cho biết.

Theo các bác sĩ, tự kỷ không thể điều trị đơn lẻ bằng riêng một phương pháp nào, mà nó đòi hỏi có sự kết hợp toàn diện các phương pháp điều trị: Châm cứu - y học cổ truyền với y học hiện đại. Phối hợp giữa điều trị - phục hồi chức năng với giáo dục, tái hòa nhập. Đặc biệt, có sự phối hợp của gia đình, thầy cô giáo để trẻ luôn được gần gũi, hướng dẫn giúp cho các kỹ năng cơ bản được hình thành và duy trì.

Liên Châu

>> Áo cho người tự kỷ
>> Càng đẹp trai, càng giỏi “chuyện ấy”?
>> Xóm trọ tự kỷ
>> Mẹ bị sốt, con dễ bị tự kỷ
>> Nhận biết sớm bệnh tự kỷ
>> Đem tiếng cười cho trẻ thơ
>> “Tự kỷ” vì vòng một quá khổ
>> Hướng về trẻ tự kỷ
>> Đốt "giấy bạc cũ" để sưởi ấm
>> Nam giới dễ mắc bệnh tự kỷ hơn nữ giới

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.