Ở tuổi 14-15 ít có nguy cơ viêm tinh hoàn (trừ khi do mắc bệnh quai bị). Có nhiều khả năng cháu bị tình trạng xoắn tinh hoàn.
Thông thường, con trai có hai tinh hoàn nằm trong một túi da bìu có hai ngăn. Ở mỗi ngăn tinh hoàn được giữ (cố định) bởi dây thừng tinh (ở đầu trên) và dây chằng bìu (ở đầu dưới), giúp tinh hoàn không bị xoay. Nếu kết cấu của một trong hai dây đó mà lỏng lẻo thì tinh hoàn có thể xoay, thường xảy ra khi bé trai dậy thì. Khi tinh hoàn xoay làm siết chặt các mạch máu đến nuôi tinh hoàn, gây ra triệu chứng đau dữ dội.
Và rồi, tinh hoàn sẽ tự xoay lại vị trí cũ, lúc này hết đau. Nhưng, nếu siết quá lâu (trên 4 giờ) sẽ làm cho mạch máu bị thuyên tắc và sẽ làm hư tinh hoàn. Vì vậy, cần đưa cháu đi khám. Nếu đúng là xoắn cần phải mổ để xử trí khâu cố định tinh hoàn để nó không còn xoay nữa.
Câu hỏi xin gửi về địa chỉ tòa soạn Báo Thanh Niên hoặc chuabenh@thanhnien.com.vn |
TS-BS Nguyễn Thành Như
>> Bí mật của tinh hoàn: Biết... nếm
>> Tinh hoàn lớn dễ bị bệnh tim
>> Tinh hoàn di động
>> Tinh hoàn nhỏ
>> Dễ vô sinh vì tinh hoàn ẩn
Bình luận (0)