Giúp cha mẹ vui sống lúc tuổi già với cách chăm sóc từ Nhật Bản

03/02/2015 07:00 GMT+7

Ai sinh ra rồi cũng già đi và yếu dần, vòng đời chứng kiến con người chuyển từ trạng thái phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ khi còn nhỏ sang trưởng thành tự lập, rồi tới khi già yếu lại nhờ cậy vào sự chăm nom của các con.

Ai sinh ra rồi cũng già đi và yếu dần, vòng đời chứng kiến con người chuyển từ trạng thái phụ thuộc vào sự chăm sóc của cha mẹ khi còn nhỏ sang trưởng thành tự lập, rồi tới khi già yếu lại nhờ cậy vào sự chăm nom của các con.

Tuy nhiên, việc trở lại trạng thái phụ thuộc khi đã từng tự chủ là một cảm giác không mấy dễ dàng đối với người cao tuổi. Vậy làm sao để người cao tuổi sống vui, sống khỏe mà không mang mặc cảm trở thành gánh nặng cho gia đình?

Thấu hiểu để yêu thương

Người cao tuổi thường nghĩ mình là gánh nặng cho con cái và cảm thấy mặc cảm, tự ti khi phải lệ thuộc vào người khác mà không thể tự lực trong ngay cả những việc nhỏ nhất như đi vệ sinh, ăn uống, đi lại… Mất tự chủ thường dẫn đến cảm giác bi quan và buồn nản, thậm chí mất đi động lực để vui sống. Tâm lý tiêu cực ấy có thể dẫn đến những ảnh hưởng thể chất. Nếu như người bệnh không tin tưởng vào khả năng hồi phục và cố gắng tập luyện, thì có thể dẫn tới sức khỏe ngày càng suy giảm, dần mất khả năng đi lại và cuối cùng dành phần lớn thời gian trên giường bệnh. Vì vậy, cách chăm sóc của người thân, cả về thể chất và tinh thần, sẽ có vai trò rất lớn quyết định tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Giúp cha mẹ vui sống lúc tuổi già với mô hình chăm sóc từ Nhật

Nhật Bản là quốc gia có tuổi thọ trung bình cao nhất thế giới. Chỉ số “tuổi thọ khỏe mạnh” của Nhật Bản - một chỉ số của WHO dùng để đo số năm mà con người có khả năng đáp ứng những nhu cầu hằng ngày như ăn, mặc và tự đi vệ sinh (gọi tắt là HALE) - của quốc gia này cũng đứng đầu bảng xếp hạng toàn cầu với mức năm trung bình đạt 75 năm. Điều đó có được là nhờ những chính sách an sinh xã hội tốt, chế độ sinh hoạt ăn uống điều độ và cách chăm sóc cho người lớn tuổi rất khoa học.

Người Nhật rất coi trọng việc giúp người lớn tuổi tự chủ trong chăm sóc bản thân, ngay cả khi trở nên già yếu và đau bệnh. Người lớn tuổi được khuyến khích tự chủ trong sinh hoạt tùy theo khả năng, nhất là trong việc vệ sinh cá nhân vì việc này gắn liền với lòng tự tôn của người bệnh. Từ trạng thái độc lập nay trở nên già yếu và phụ thuộc vào sự chăm sóc của người khác, người cao tuổi không khỏi thấy tự ti, mặc cảm và thậm chí mất đi cả động lực sống. Vì vậy, khi người cao tuổi bớt phụ thuộc, nghĩa là họ đã gần thêm một bước trở lại cuộc sống tự chủ trước kia và thêm tự tin vui sống.
Tham khảo hướng dẫn lựa chọn sản phẩm của Caryn Lifree - theo mô hình từ Nhật Bản
Theo Lifree, nhãn tã giấy hàng đầu tại Nhật Bản, mục tiêu chăm sóc cho người bệnh phụ thuộc vào khả năng đi lại của người bệnh. Đối với những người không thể đi lại, mục tiêu là kiểm soát vấn đề bài tiết và giúp giữ lòng tự tôn cho người bệnh. Những người bị hạn chế khả năng đi lại được khuyên được sử dụng tã dán vì dòng tã này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu rất cao về thấm hút, đồng thời rất thuận tiện cho người chăm sóc khi thay cho người dùng trong tư thế nằm. Để giữ lòng tự tôn cho người bệnh hạn chế khả năng đi lại, người nhà cũng nên để họ có thể tự lập trong những việc nhỏ như tập ăn, tập uống…để họ không có cảm giác hoàn toàn phụ thuộc.

Còn đối với người có thể đi lại hoặc đang trong giai đoạn hồi phục, điều quan trọng là phải khuyến khích người bệnh tự chủ trong chăm sóc cá nhân và duy trì khả năng đi lại, để tránh việc rơi vào tình trạng liệt giường. Người bệnh được khuyến khích tự mặc tã và tập đi vệ sinh nếu có thể tự đi lại hoặc ngay cả khi cần một chút trợ giúp. Để việc chăm sóc cá nhân dễ dàng hơn, người dùng được khuyến khích mặc tã quần. Do tã quần có thiết kế như quần lót, người dùng có thể dễ dàng mặc hoặc thay tã, và dễ dàng đi vệ sinh trong toilet thay vì vệ sinh tại giường. Việc tự chăm sóc như vậy giống như những bài tập nhỏ giúp người bệnh từng bước hồi phục và dần làm chủ cuộc sống trở lại.

Như vậy, việc lựa chọn sản phẩm phù hợp cho người bệnh cũng góp phần quan trọng, và đôi khi quyết định thành công trong việc nâng cao sức khỏe và chất lượng sống của người cao tuổi. Người nhà bệnh nhân có thể lựa chọn tã quần, tã dán tùy theo khả năng đi lại, hoặc sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ như miếng lót bổ sung giúp thay thường xuyên và giữ vệ sinh, hoặc tấm đệm lót để giúp bảo vệ giường bệnh xe lăn.
Mong ước lớn nhất của mỗi người lớn tuổi là được sống khỏe mạnh vui vầy bên con cháu và không phải phụ thuộc vào sự chăm sóc của con cháu. Vì vậy, chăm sóc cho người lớn tuổi không chỉ cần tình yêu thương mà còn cần phương pháp đúng đắn. Người chăm sóc nên tìm hiểu tâm lý, suy nghĩ và biểu hiện tâm lý và cư xử khéo léo để giúp cha mẹ cảm thấy được thương yêu và không có cảm giác trở thành gánh nặng của con cái. Người cao tuổi cũng cần được động viên tinh thần để họ tin vào khả năng hồi phục, dần tự chủ trong sinh hoạt cá nhân và không còn cảm giác hoàn toàn phụ thuộc vào người khác, từ đó có thêm động lực để vui sống.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.