Hướng dẫn cách ngâm chân tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, hiệu quả

15/12/2020 09:24 GMT+7

Ngân châm hay còn gọi là ngâm chân nước nóng, là phương pháp thư giãn vô cùng quen thuộc đã được truyền tai nhau sử dụng từ rất lâu.

1. Ngâm chân là gì?

Ngâm chân nước nóng là phương pháp ngâm chân trong bồn, chậu nước nóng với nhiệt độ nước nóng vừa phải trong khoảng thời gian từ 5-15 phút.
Chúng ta thường ngâm chân nước nóng kết hợp muối hạt, gừng, sả, ngải cứu,... hay một số tinh dầu, nguyên liệu thiên nhiên khác.

2. Tầm quan trọng của việc chăm sóc đôi chân

Đôi bàn chân là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể con người. Bàn chân là nơi chịu áp lực của toàn bộ trọng lượng cơ thể. Vậy nên việc quan tâm chăm sóc đôi bàn chân là vô cùng quan trọng để bạn luôn có một đôi chân dẻo dai, khỏe mạnh.
Thêm vào đó trong Đông y, đôi bàn chân được mệnh danh là trái tim thứ 2 của cơ thể vì nó là vị trí của rất nhiều huyệt đạo quan trọng. Ngâm chân đúng cách và thường xuyên không chỉ đem lại sự khỏe khoắn cho đôi bàn chân mà còn mang lại lợi ích chăm sóc sức khỏe toàn cơ thể.

3. Lợi ích đem lại khi ngâm chân nước nóng

3.1 Ngâm chân nước nóng giúp cải thiện trí não và tinh thần
Phương pháp ngâm chân nước nóng là cách giúp con người thư giãn sâu, loại bỏ stress, áp lực. Lúc này tinh thần trở nên thư thái và dễ chịu hơn, cơ thể nhiều năng lượng để đối phó với khó khăn của cuộc sống. Bên cạnh đó, phương pháp ngâm chân nước nóng còn mang lại cho con người cảm giác an tâm, kiểm soát lo âu và đẩy lùi tình trạng mệt mỏi.
Lợi ích khi ngâm chân nước nóng

Lợi ích khi ngâm chân nước nóng

3.2 Tăng cường thể chất nhờ việc ngâm chân nước nóng thường xuyên
Phương pháp ngâm chân nước nóng giúp tăng lưu thông máu, giảm đau cơ, đau nhức xương khớp. Ngâm chân nước nóng kết hợp với bấm huyệt bàn chân sẽ mang lại sự thư giãn và giúp trí não tự điều chỉnh độ cân bằng của cơ thể.
Ngâm chân nước nóng giúp điều trị một số chứng bệnh như: Huyết áp bất thường, thay đổi hormone, đau nhức, các vấn đề về hệ tiêu hóa và suy giảm chức năng khớp xương. Ngâm chân nước nóng là cách rất tốt giúp tăng cường thể chất, cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai hơn.
3.3 Chữa trị các bệnh mãn tính bằng phương pháp ngâm chân nước nóng
Thường xuyên ngâm chân nước nóng sẽ làm giảm các triệu chứng của bệnh mạn tính. Đặc biệt khi thực hiện ngâm chân nước nóng tại spa, các kỹ thuật viên sẽ kết hợp các động tác bấm huyệt bàn chân để điều trị các bệnh từ tiểu đường cho đến lạc nội mạc tử cung và đau cơ xơ hóa.
3.4 Ngâm chân nước nóng giảm chứng mất ngủ
Ngâm rửa chân bằng nước nóng trước khi ngủ đều đặn mỗi ngày sẽ cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp bạn có những giấc ngủ ngon và sâu hơn.
3.5 Trị bệnh ngoài da bằng phương pháp ngâm chân nước nóng
Phương pháp ngâm chân nước nóng kết hợp muối hạt là cách chăm sóc da chân hiệu quả. Đây là cách để tẩy tế bào chết, giảm viêm nhiễm, ngứa. Và đặc biệt là tình trạng đang bị thương chân, việc ngâm chân nước nóng sẽ giúp nhanh chóng phục hồi vết thương.
Lợi ích khi ngâm chân nước nóng

Lợi ích khi ngâm chân nước nóng

3.6 Ngâm chân nước nóng giúp khử mùi hôi chân hiệu quả
Mùi hôi chân luôn là nỗi ám ảnh của rất nhiều người. Và phương pháp ngâm chân nước nóng là cách cực kỳ hữu hiệu dành cho những người mắc chứng hôi chân. Ngâm chân nước nóng giúp bàn chân luôn khô thoáng, giảm mùi hôi chân hiệu quả. Bạn có thể ngâm chân nước nóng kết hợp với một số loại thảo dược, tinh dầu khác để có một đôi chân sạch sẽ và thơm tho hơn.

4. Nguyên liệu, dụng cụ để thực hiện ngâm chân

Để có thể thực hiện liệu pháp ngâm chân chắc chắn bạn phải cần những dụng cụ, nguyên liệu cần thiết.
4.1 Chậu gỗ ngâm chân
Chậu gỗ ngâm chân là dụng cụ quan trọng nhất để thực hiện liệu pháp ngâm chân nước nóng. Ngày xưa chúng ta thường ngâm chân bằng các vật dụng sẵn có tại nhà như: Chậu nhựa, chậu inox, xô đựng nước,... vừa đơn giản, vừa tiện lợi.
Đến hiện tại hầu hết tất cả spa đều sử dụng chậu gỗ ngâm chân chuyên dành để ngâm chân, vừa chuyên nghiệp vừa đem lại hiệu quả cao cho người sử dụng. Hiện nay chậu ngâm chân cũng được nhiều gia đình sử dụng để ngâm chân tại nhà.
Chậu gỗ ngâm chân

Chậu gỗ ngâm chân

4.2 Nguyên liệu ngâm chân
Ngoài việc sử dụng nước nóng ra, để việc ngâm chân hiệu quả hơn, chúng ta sẽ kết hợp cùng một số nguyên liệu như: Gừng, xả, lá lốt, ngải cứu, tinh dầu ngâm chân, muối ngâm chân,...

5. Hướng dẫn cách ngâm chân đơn giản, hiệu quả

5.1 Ngâm chân bằng nước ấm và gừng tươi
Gừng là một nguyên liệu phổ biến dùng để ngâm chân với nước nóng đem lại hiệu quả lưu thông huyết mạch và giúp con người có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Chuẩn bị:
1 chậu nước ấm 1,5-2l nước ở khoảng 45 độ C
1 củ gừng khoảng 100gr.
Cách thực hiện:
- Đập nát gừng hoặc cắt gừng thành những lát mỏng sau đó cho vào chậu nước nóng (Hoặc có thể đun sôi gừng với nước nóng sau đó đợi nước giảm nhiệt độ xuống khoảng 40-50 độ C rồi bắt đầu ngâm chân)
- Bạn ngâm thư giãn trong khoảng 15-20ph hoặc kết hợp xoa bóp bấm huyệt bàn chân để đạt hiệu quả tốt nhất.
Ngâm chân nước nóng với gừng sẽ giúp giãn mạch máu và tăng cường lưu thông máu đến khắp cơ thể. Gừng có tác dụng khử hàn, tiêu trừ hàn khí nên rất hữu hiệu trong việc giữ ấm cơ thể.
Ngâm chân với nước nóng và gừng tươi

Ngâm chân với nước nóng và gừng tươi

5.2 Ngâm chân với nước nóng và muối ngâm chân Himalaya
Việc ngâm chân nước nóng với muối ngâm chân Himalaya có tác dụng rất tuyệt vời đối với sức khỏe.
Chuẩn bị:
1 chậu nước ấm 1,5-2l nước ở khoảng 45 độ C
20g muối ngâm chân Himalaya.
Cách thực hiện:
- Cho 20g muối ngâm chân Himalaya vào nước nóng sau đó khuấy đều để muối tan hoàn toàn.
- Sau đó bắt đầu thực hiện ngâm chân trong khoảng 15ph
Muối ngâm chân Himalaya chứa 84 loại khoáng chất có lợi cho sức khỏe đem lại công dụng thư giãn chân và chăm sóc cơ thể hiệu quả.
Ngâm chân với nước nóng và muối ngâm chân Himalaya

Ngâm chân với nước nóng và muối ngâm chân Himalaya

5.3 Ngâm chân với nước nóng và lá lốt
Lá lốt là một trong những nguyên liệu vô cùng quen thuộc trong các bài thuốc ngâm chân, đem lại những hiệu quả vô cùng tốt cho sức khỏe con người.
Chuẩn bị:
1 chậu nước ấm 1,5-2l nước ở khoảng 45 độ C
Lá lốt.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch lá lốt và cắt thành từng khúc nhỏ khoảng 5 - 6cm. Sau đó cho lá lốt vào nước và đun sôi. Sau khi đun sôi đổ nước ra chậu và có thể kết hợp hòa tan với muối.
- Đợi cho nhiệt độ nước ở khoảng 45 độ C thì có thể bắt đầu ngâm chân. Thực hiện ngâm chân trong khoảng 15 phút.
Lá lốt giúp giảm đổ mồ hôi chân, giảm đau nhức xương khớp.
Ngâm chân với nước nóng và lá lốt

Ngâm chân với nước nóng và lá lốt

5.4 Massage chân với hộp đá muối massage chân Love Stone
Ngoài việc ngâm chân nước nóng còn một cách thư giãn massage chân cực kỳ đơn giản chính là sử dụng hộp đá muối massage chân Love Stone.
- Chỉ cần cắm điện 10 phút để làm ấm đá, rồi ngâm chân, độ nóng của đá muối luôn giữ ở mức ổn định, không cần lo lắng phỏng chân hay giảm nhiệt.
- Sản phẩm đá muối massage chân Love Stone sử dụng loại đá muối Himalaya tinh khiết nhất hành tinh chứa đến 84 loại khoáng chất quan trọng cho cơ thể người.
- Mức nhiệt mà hộp đá muối sinh ra ở mức ổn định trong suốt thời gian sử dụng giúp đôi bàn chân của bạn sẽ được làm ấm liên tục.
- Khi đá muối Himalaya nóng lên giúp những dưỡng chất của đá muối sẽ từ từ tác động và những huyệt đạo dưới lòng bàn chân. Từ đó thúc đẩy được khí huyết lưu thông bình thường. Và khi bàn chân khỏe, khí huyết lưu thông thì sức khỏe cũng trở nên cường tráng hơn.
Hộp đá muối massage chân Love Stone

Hộp đá muối massage chân Love Stone

6. Lưu ý khi ngâm chân tại nhà

- Trong vòng 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân vì sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa, hấp thụ và gây thiếu dinh dưỡng.
- Nhiệt độ nước ngâm chân từ 38 đến 43 độ C, không nên vượt quá 45 độ C vì sẽ gây tổn thương chân và khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
- Không nên ngâm chân quá lâu, tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 - 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá lâu, máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.
- Trẻ em không được ngâm nước quá nóng và quá lâu. Phụ nữ đang kỳ kinh nguyệt cũng không nên ngâm chân.
- Thời gian ngâm chân tốt nhất là trong khoảng 5 - 7 giờ tối, bởi vì đây là lúc thận hoạt động mạnh nhất. Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn, hãy lau khô chân nghỉ ngơi một lúc sau đó mới lên giường đi ngủ.
Ngâm chân là một trong những phương pháp giúp thư giãn, chăm sóc đôi chân và sức khỏe vô cùng đơn giản nhưng đem lại hiệu quả tuyệt vời. Hãy thực hiện thường xuyên để đạt kết quả như mong muốn.
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Mai Hân Group - Đơn vị tại Việt Nam cung cấp giải pháp toàn diện cho ngành spa
Địa chỉ: 166 Đường Nguyễn Văn Thương (D1), P.25, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 028.73058567 - 028.71075999
Website: https://maihanspa.com/

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.