Làm sao để mỹ phẩm giả không còn “đất” sống?

12/12/2015 08:00 GMT+7

Mỹ phẩm giả, nhái các thương hiệu uy tín được bày bán tràn lan khắp nơi trên thị trường là một vấn đề khá “nhức nhối” hiện nay. Càng ngày, tình trạng này càng diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp.

Mỹ phẩm giả, nhái các thương hiệu uy tín được bày bán tràn lan khắp nơi trên thị trường là một vấn đề khá “nhức nhối” hiện nay. Càng ngày, tình trạng này càng diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi và chuyên nghiệp.

Mỹ phẩm giả, nhái “hạ gục” cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng 
Mỹ phẩm giả bày ban tràn lan khắp nơi
Những năm gần đây, rất nhiều hàng hóa của vô số doanh nghiệp mỹ phẩm có uy tín, các thương hiệu nổi tiếng bị làm giả, làm nhái, được bày bán la liệt trong các cửa hàng, sạp chợ, trên mạng internet… và vỉa hè với giá rẻ đến bất ngờ.
Tệ nạn hàng giả, hàng nhái khiến cho hàng loạt công ty chân chính phải lao đao, chịu thiệt hại nặng nề về kinh tế và ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, gây mất lòng tin của khách hàng. Thậm chí, có doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản vì không chống chọi được với nạn hàng giả, hàng nhái.
Người tiêu dùng là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi nhất trong vấn nạn hàng mỹ phẩm nhái, giả. Việc sử dụng hàng nhái giả, kém chất lượng không những không mang lại hiệu quả như mong muốn và mất tiền, mà còn bị thiệt hại về sức khỏe cũng như làn da. Bởi hầu hết các sản phẩm này đều chứa hóa chất độc hại, thành phần lột tẩy như: thủy ngân, chì, kẽm, cyanua, corticoide... và được sản xuất trên môi trường không đảm bảo. Trường hợp nhẹ thì bị kích ứng, ngứa ngáy, mẩn đỏ, nổi mụn… nếu nặng có thể dẫn đến tiêu chảy, ngộ độc, nôn ói, trụy tim mạch, giảm huyết áp hoặc khó thở…. thậm chí ung thư da và nguy hiểm đến tính mạng.
Đau đầu trước tình trạng mỹ phẩm giả - có kiểm tra là có sai phạm
Đại diện Chi cục Quản lý thị trường Tp.HCM đã đưa ra những con số giật mình: “Chỉ trong 10 tháng đầu năm 2015, các đội quản lý thị trường đã tạm giữ trên 131.000 sản phẩm thoa mặt, dưỡng da, thuốc nhuộm tóc, kem tẩy trắng, son môi, dầu gội... có xuất xứ từ Trung Quốc, Đài Loan, Nhật, Mỹ , Pháp”
Tuy nhà nước đã có chủ trương, tuyên truyền việc bài trừ hàng giả, nhái, nhưng người tiêu dùng vẫn mua và sử dụng mỹ phẩm kém chất lượng làm cho cuộc chiến này càng thêm khó khăn. Sỡ dĩ hàng giả, nhái thu hút đến như vậy là vì giá thành của chúng rất rẻ, có khi chỉ bằng 1/3 so với hàng thật nên vẫn chấp nhận mạo hiểm. Bên cạnh đó, hầu hết hàng mỹ phẩm nhái, giả đều có bao bì in ấn đẹp, sắc nét, thậm chí một số sản phẩm còn được “thêm” tem giả tem chống hàng giả của Viện Khoa học hình sự (Bộ Công An), khiến người tiêu dùng nhầm lẫn, không biết phân biệt được đâu là hàng giả - hàng thật. Chưa kể, khi gặp hàng giả, hàng nhái phản ứng thông thường của người dân là âm thầm chữa trị, có tâm lý ngại khiếu nại bởi vậy các cơ quan chức năng không hề hay biết.
Mặc dù nhiều vụ được doanh nghiệp, cá nhân phản ánh, các cơ quan chức năng đã vào cuộc, song không phải vụ việc nào cũng được xử lý thỏa đáng. Cùng với đó mức xử phạt quá thấp, không đủ sức răn đe nghiêm trị đối tượng. Trong khi nạn hàng giả, hàng nhái vẫn diễn ra hết sức phức tạp với thủ đoạn tinh vi, thì lực lượng Quản lý thị trường cũng như các cơ quan chức năng khác còn mỏng về biên chế, hạn chế phương tiện kỹ thuật và phải đảm đương nhiều nhiệm vụ do chính quyền địa phương giao phó. Chính vì thế mà nạn mỹ phẩm nhái, giả không những không giảm mà ngày càng gia tăng.
Chống mỹ phẩm giả là trách nhiệm chung của toàn xã hội
 
Người tiêu dùng cần trang bị cho mình kiến thức về cách phân biệt mỹ phẩm thật - giả
Cuộc chiến chống mỹ phẩm nhái, giả, kém chất lượng muốn đạt được hiệu quả tốt nhất, đòi hỏi phải có sự vào cuộc, phối hợp chặc chẽ của người dân, doanh nghiệp và cơ quan chức năng.
Các cơ quan chức năng cần chú trọng kiểm soát ngăn chặn hàng giả, hàng nhái, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm về hàng giả. Bên cạnh việc kiểm tra, kiểm soát nên quan tâm hơn đến vấn đề tuyên truyền, để doanh nghiệp và người dân không tiếp tay cho nạn sản xuất, buôn bán hàng giả, ký cam kết không kinh doanh hàng giả, nhái. Đồng thời, vận động người tiêu dùng cần biết tự bảo vệ mình trước ma trận hàng giả đang bủa vây.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh mỹ phẩm, hãy sử dụng các giải pháp như: dùng tem chống giả, truyền thông trên wesite về vấn đề hàng giả, chia sẻ cho khách hàng nhận biết rõ hàng của công ty mình nhằm đảm bảo quyền lợi bản thân. Nếu là nhà phân phối (như siêu thị), đại lý thì nên tìm hiểu thật kỹ, lựa chọn nơi cung cấp sản phẩm có uy tín, tránh đưa hàng giả vào kênh phân phối của mình.
Đối với người tiêu dùng, để bảo vệ mình khỏi những tác hại không đáng có, trước khi quyết định mua mỹ phẩm làm đẹp cần trang bị cho mình kiến thức về cách phân biệt mỹ phẩm thật - giả, tác hại của hàng mỹ phẩm kém chất lượng. Tuyệt đối, không ham rẻ mà đánh cược sức khỏe của mình và hiểu biết về tác hại. Ngoài ra, khi phát hiện mỹ phẩm giả hãy thông báo kịp thời cho lực lượng chức năng biết và xử lý.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.