Nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh này là sự thay đổi bất thường của thời tiết. Lúc này cũng là thời điểm thuận lợi cho muỗi truyền bệnh gia tăng.
Trẻ mắc viêm não có biểu hiện sốt, sốt cao. Với sốt thông thường, việc sử dụng thuốc giảm đau, chườm lạnh có hiệu quả, sau mỗi đợt sốt trẻ có thể tươi tỉnh, ăn được; nhưng trẻ có triệu chứng viêm não thường sốt cao, li bì, sử dụng các biện pháp thông thường trong gia đình rất ít hiệu quả, không giảm. Trẻ đau đầu, nôn và thay đổi trạng thái tinh thần. Ngay cả khi nhiệt độ giảm hơn trẻ vẫn không tỉnh táo. Nếu chậm cứu chữa, trẻ có thể bị co giật, hôn mê.
* Vậy có thể phòng bệnh bằng cách nào, thưa tiến sĩ?
- Ông Lê Thanh Hải: Viêm não Nhật Bản là bệnh đã có vắc-xin tiêm phòng nhưng vẫn có những trẻ mắc bệnh do chưa được tiêm. Cũng có trẻ đã tiêm mà vẫn mắc bởi khả năng đáp ứng miễn dịch cũng như việc tuân thủ đầy đủ các mũi tiêm chưa tốt. Cũng nên biết lợn (heo) là con vật mang vi-rút gây viêm não nhưng không có bệnh. Muỗi hút máu những con vật mang vi-rút và truyền sang người, vì vậy vệ sinh môi trường, ngừa muỗi đốt là biện pháp rất cần thiết để phòng bệnh. Khu vực sinh sống cần cách xa chuồng trại chăn nuôi.
Liên Châu (thực hiện)
Bình luận (0)