Mùa thủy đậu

28/04/2012 03:50 GMT+7

Như một chu kỳ định sẵn, thủy đậu đã bắt đầu vào mùa, điều này được chứng minh bằng tỷ lệ bệnh nhân nhập viện thời gian gần đây do thủy đậu.

Trong thời điểm như hiện nay, việc phòng ngừa cho trẻ là điều mà các bậc cha mẹ cần quan tâm thực hiện ngay nhằm giúp trẻ hạn chế tối đa việc nhiễm bệnh.

Mùa dịch đã bắt đầu

Mấy ngày gần đây, phát hiện trên người con nổi một số mẩn đỏ, cứ nghĩ con bị nổi mụn nước do nắng nóng, chị Duyên (Q.Tân Bình, TP.HCM) mua thuốc tím về bôi cho con. Nhưng những vết mụn nước đó không những không hết mà còn lây lan nhanh khắp lưng, tay và trên mặt bé. Mang con đến bệnh viện khám, chị tá hỏa khi biết con mình bị thủy đậu. Vậy là cả mẹ lẫn con phải “nằm viện” suốt 10 ngày để điều trị. Đó là chưa kể, cả nhà chị cũng phập phồng lo sợ vì không biết mình có bị lây nhiễm hay không.

Thủy đậu hay còn gọi là trái rạ thường xảy ra quanh năm, tuy nhiên, đỉnh điểm của dịch là vào tháng 4, 5 và tập trung ở trẻ em từ 1-10 tuổi. Bệnh lây chủ yếu từ người sang người qua dịch bọt tiết ra từ việc ho, hắt hơi hay bóng nước vỡ ra từ các nốt đậu. Các cơ quan, xí nghiệp, đặc biệt trường học, nhà trẻ là môi trường lý tưởng cho các vi rút thủy đậu bùng phát.

 
Hãy chủ động phòng ngừa, đừng để thủy đậu (trái rạ) tấn công gia đình bạn

Một khi nhiễm thủy đậu, bệnh nhân ngoài việc phải nghỉ học, nghỉ làm, còn phải đối mặt với những hậu quả hoặc biến chứng có thể xảy ra. Một trong những hậu quả thường thấy là khả năng để lại sẹo nếu bị nhiễm trùng trên mặt, cơ thể.

Ngoài ra, một trong những biến chứng khác của thủy đậu là nhiễm trùng da. Nếu có dấu hiệu bội nhiễm xảy ra trên nhiều bóng nước có thể gây ra nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng, viêm phổi, một số trường hợp nặng có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.

Cần thiết phải chủ động phòng ngừa cho trẻ

Một trong những điều mà các bậc phụ huynh hết sức lo lắng nếu chẳng may con mình bị thủy đậu là ngoài việc phải nghỉ học ở trường, trẻ còn có thể phải gánh chịu những vết sẹo vĩnh viễn trên cơ thể sau khi những mụn nước mất đi.

Tuy nhiên, hiện nay cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm và giúp con mình tránh khỏi “tầm ngắm” của thủy đậu bằng cách chích ngừa vắc xin cho trẻ. Chủng ngừa đã được chứng minh là có tác dụng và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa trái rạ và cả biến chứng của nó là Zona về sau này.

Theo khuyến cáo của Ủy ban An toàn tư vấn tiêm chủng Mỹ vào tháng 6.2007(*), trẻ em cần phải chích ngừa 2 liều để đảm bảo hiệu quả của vắc xin.

Điều quan trọng là các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đi chích ngừa thường quy theo chỉ định của bác sĩ và ngay trước khi trẻ có thể lây nhiễm trong trường học.

Vắc xin ngừa thủy đậu hiện đã có mặt rộng rãi khắp cả nước. Cha mẹ nên sớm đưa trẻ đến các bệnh viện sản nhi, các trung tâm y tế dự phòng quận huyện để được tư vấn chủng ngừa thủy đậu. t.t

Thông tin giáo dục này được cung cấp bởi Hội Y học dự phòng Việt Nam với sự tài trợ của VPĐD GlaxoSmithKline.

(*) MMRW 2007, vol 56

Thành Trung

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.