Ngăn chặn dịch bạch hầu lan rộng

16/07/2015 15:19 GMT+7

(TNO) Liên quan đến dịch bệnh bạch hầu tái phát khiến 3 người tử vong tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam (tử vong từ ngày 9 đến 12.7), trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online , ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết, ngay trong tuần này sẽ tiêm phòng vắc xin cho tất cả người dân của xã Phước Lộc.

(TNO) Liên quan đến dịch bệnh bạch hầu tái phát khiến 3 người tử vong (từ ngày 9 đến 12.7) tại xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam, trao đổi với phóng viên Thanh Niên Online, ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, ngay trong tuần này sẽ tiêm phòng vắc xin cho tất cả người dân của xã Phước Lộc.

ngan-chan-dich-bach-hau-lan-rong
ngan-chan-dich-bach-hau-lan-rongTrẻ dưới 5 tuổi cần được tiêm vắc xin đầy đủ, đúng lịch - Ảnh: Ngọc Thắng
Theo ông Phu, Bộ Y tế đã chỉ đạo các chuyên gia của Viện Pasteur Nha Trang, Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia hỗ trợ chuyên môn cho chiến dịch tiêm; khẩn trương huy động nguồn vắc xin phục vụ chống dịch. Bạch hầu rất dễ lây lan qua đường hô hấp.
Báo cáo từ Trung tâm y tế dự phòng Quảng Nam cho biết, 845 người của xã Phước Lộc sẽ tiêm chủng vắc xin phòng bạch hầu. Các đối tượng sẽ được tiêm vắc xin phù hợp từng lứa tuổi. Cụ thể: 20/845 là trẻ dưới 1 tuổi sẽ tiêm vắc xin “5 trong 1” Quinvaxem (là vắc xin có thành phần bạch hầu); 120 trẻ 6 tuổi sẽ tiêm vắc xin DPT (phòng bạch hầu, uốn ván ho gà). Các trẻ lớn (từ 7 tuổi trở lên) và người trưởng thành sẽ được tiêm vắc xin DT (có thành phần bạch hầu và uốn ván), bởi vắc xin ho gà không chỉ định tiêm cho lứa tuổi này. Trước đợt tiêm vắc xin này, ngành y tế địa phương đã cấp kháng sinh uống phòng cho người dân toàn xã.
Ông Phu cho biết, trong nhiều năm qua, hầu như không ghi nhận ca mắc bạch hầu ở trẻ nhỏ trên cả nước, tuy nhiên hai năm gần đây vẫn ghi nhận rải rác ổ dịch nhỏ (1 ca bệnh/ổ dịch) tại một số địa phương như Nghệ An, Gia Lai. Các ca bệnh là người lớn, thuộc đối tượng chưa tiêm vắc xin.
“Bạch hầu thường tấn công trẻ nhỏ, trong khi đó người lớn có thể mang vi khuẩn nhưng không có biểu hiện bệnh và có thể là nguồn lây nhiễm cho trẻ. Việc các gia đình trì hoãn tiêm vắc xin cho trẻ nhỏ rất diễn khiến bạch hầu trở lại. Do đó, trẻ cần được cần tiêm vắc xin đầy đủ”, ông Phu khuyến cáo. Theo ông Phu, bạch hầu nguy hiểm do có thể gây biến chứng tim, phế quản, phổi dẫn đến tử vong nếu không được điều trị sớm.
Lịch tiêm chủng vắc xin DTP hoặc Quinvaxem, phòng bạch hầu cho trẻ
Mũi 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi
Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng
Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi.
(Nguồn: Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.