Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta thường thấy mình trong những tình huống mà chúng ta nghi ngờ rằng ai đó đang không trung thực, cho dù đó là một đứa trẻ báo mất một cái bánh hoặc một đồng nghiệp đến muộn và đổ lỗi cho giao thông.
tin liên quan
Phim khiêu dâm gây hại không kém gì thuốc láKhi hỏi người khác về một vấn đề, trực giác thông thường là nhìn vào mắt họ. Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, trong các tình huống như thế, việc giao tiếp bằng mắt thực sự có thể hữu ích.
Các nhà tâm lý học tại Đại học Tampere (Phần Lan) đã nghiên cứu ảnh hưởng của ánh mắt trực tiếp của người khác đến việc nói dối trong một thí nghiệm tương tác, theo Science News.
Trong thử nghiệm, những người tham gia sẽ chơi “trò chơi nói dối” với người khác trên máy tính.
Đầu tiên, những người tham gia được giới thiệu nhanh bằng một cái nhìn của đối thủ thông qua một ô cửa thông minh, sau đó họ thực hiện động tác trong trò chơi. Tùy thuộc vào thử nghiệm, đối thủ hoặc nhìn vào mắt người tham gia hoặc nhìn xuống màn hình máy tính.
tin liên quan
Thêm phát hiện mới về lợi ích của tách cà phê mỗi sángKết quả là trong những trường hợp mà đối thủ nhìn thẳng vào mắt người tham gia, sự gian lận trong khi chơi giảm rõ rệt, theo Science News.
Ảnh hưởng của việc giao tiếp bằng mắt và sự không trung thực cũng đã được điều tra trước đây, nhưng chỉ sử dụng hình ảnh của con mắt.
Kết quả cũng tương tự, ví dụ, giảm tình huống uống rượu mà không trả tiền hoặc đánh cắp xe đạp.
Jonne Hietanen, tác giả của nghiên cứu, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên chứng minh hiệu quả của việc tiếp xúc bằng mắt thực với người khác và được đo lường kết quả bằng cách kiểm tra việc nói dối”.
Kết quả có ý nghĩa thiết thực cho cả trong cuộc sống hằng ngày và trong nghiệp vụ như việc thẩm vấn của cảnh sát.
Tuy nhiên, vì kết quả thu được trong một tình huống thử nghiệm, nên không thể kết luận chắc chắn được, tác giả nhấn mạnh.
Bình luận (0)