Phòng ngộ độc thực phẩm mùa mưa, lũ

16/12/2018 16:03 GMT+7

Cục ATTP cho biết, mưa lũ gây ngập lụt làm tăng các nguy cơ ô nhiễm môi trường thực phẩm kéo theo các nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm.

Nguy cơ ngộ độc thực phẩm mùa mưa, bão

Theo Cục ATTP, bão lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho thực phẩm dễ bị ô nhiễm vi sinh vật. Trong đó, nguồn cung cấp thực phẩm tươi, sạch, an toàn bị ách tắc do phương tiện vận chuyển bị hạn chế; lương thực, thực phẩm gặp thời tiết mưa ẩm dễ bị ôi, thiu, mốc, hỏng, sinh độc tố có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Ngoài ra, nguồn nước có thể bị ô nhiễm nặng dẫn đến ô nhiễm thực phẩm và nước uống dùng để chế biến thức ăn.

Phòng ngộ độc và bệnh do thực phẩm ô nhiễm

Ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm thường gặp sau bão lụt, thiên tai như: Vibrio cholerae bệnh tả, Salmonella gây thương hàn, Shigella gây lỵ trực trùng, Bacillus anthracis gây bệnh than, bệnh tiêu chảy do vi rút (rotavirus, enterovirus...), viêm gan A, E...
Để đảm bảo vệ sinh, phòng các bệnh lây qua đường thực phẩm, cần tổng vệ sinh các công trình nhà ở và công cộng (nhà bếp, giếng nước...); đảm bảo đủ nước sạch cho ăn uống, đặc biệt chú ý đảm bảo đun sôi nước trước khi uống; Xử lý, khử trùng nguồn nước trước khi sử dụng, nhất là nước trong ăn uống; không sử dụng thực phẩm đã ôi thiu, mốc hỏng; tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm để chế biến làm thực phẩm; Thực hiện triệt để ăn chín, uống chín.
Bộ Y tế vừa có công văn đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh ứng phó với mưa lũ. Do mưa to kéo dài mới đây, các tỉnh từ Quảng Bình đến Phú Yên bị ngập lụt và sạt lở đất ở nhiều nơi. Điều này làm gia tăng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và bùng phát dịch bệnh tại nhiều địa phương. Bộ Y tế đề nghị các địa phương chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trong và sau mưa lũ và ngập lụt; hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng mưa lũ và ngập lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm… kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau mưa lũ và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp,… Đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn...

5 nguyên tắc về ATTP

Giữ gìn vệ sinh tốt bằng cách rửa tay bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa với nước sạch trước khi tiếp xúc với thực phẩm; trước và trong quá trình chế biến thực phẩm; sau mỗi lần đi vệ sinh; vệ sinh toàn bộ bề mặt và dụng cụ chế biến thực phẩm bằng nước sạch và chất tẩy rửa sau mỗi lần chế biên; giữ gìn sạch sẽ khu vực bếp và thực phẩm phòng tránh côn trùng, sâu bọ và các động vật khác xâm nhập.
Để riêng thực phẩm sống và thực phẩm chín
Không để lẫn thịt và hải sản tươi sống với các thực phẩm khác; sử dụng riêng các dụng cụ và thiết bị nấu nướng chế biến thực phẩm sống; Bảo quản thực phẩm trong các dụng cụ có nắp đậy để tránh ô nhiễm.
Đun nấu kỹ
Đun, đun sối, nấu kỹ thực phẩm, đặc biệt là các loại thịt, trứng và hải sản, đảm bảo thực phẩm luôn được nấu kỹ. với thực phẩm chín dùng lại cần đun kỹ và chỉ đun lại một lần.
Giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn
Tránh vùng nhiệt độ không đảm bảo an toàn: từ 5 đến 60 độ C; làm lạnh ngay và bảo quản ở tủ lạnh tất cả các thực phẩm đã nấu chín và thực phẩm dễ bị ôi thiu, hư hỏng khi không sử dụng ngay…
Sử dụng nước và nguyên liệu an toàn: Sử dụng nước sạch trong chế biến thực phẩm; lựa chọn thực phẩm tươi từ nguồn tin cậy, an toàn; rửa sạch rau và hoa quả, đặc biệt với các loại rau quả ăn sống; không sử dụng thực phẩm đã quá hạn sử dụng, đồ hộp bị phồng, méo...
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.