Say tàu xe - nỗi ám ảnh: 10 mẹo giúp ngăn ngừa

Ngọc Lam
Ngọc Lam
13/03/2018 00:05 GMT+7

Bệnh say sóng (hay say tàu xe, say máy bay...) là cảm giác bạn trải qua khi chuyển động - tình trạng phổ biến xảy ra ở một số người đi xe hơi, tàu hỏa, máy bay hoặc thuyền...

Nhiều người bị bệnh này cũng trải qua tình trạng này khi đi tàu lượn ở công viên vui chơi giải trí… Bệnh say sóng tiến triển từ cảm giác bất an đến đổ mồ hôi hoặc chóng mặt, sau đó là buồn nôn hoặc nôn...
Ai có nguy cơ bị say tàu xe?
Phụ nữ mang thai và trẻ em dễ bị say tàu xe nhất nhưng hầu hết những người đi trên phương tiện vận chuyển đều có nguy cơ bị say tàu xe. Ngoài ra, những người đi thuyền cũng có thể bị say tàu xe. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm lo sợ về việc đi lại, phương tiện đi lại, lo sợ việc thông gió kém trong xe du lịch và không nhìn ra ngoài cửa sổ để giúp định hướng.
Nguyên nhân của say tàu xe là gì?
Bệnh say sóng là do các tín hiệu hỗn hợp gửi đến não bởi mắt và tai trong (ống bán nguyệt). Nếu bạn không thể cảm nhận được chuyển động của cơ thể, hoặc ngược lại, nếu bạn không thể cảm nhận thật sự của chuyển động mắt, thì có khả năng não sẽ nhận được tín hiệu hỗn hợp trên và bạn sẽ trải qua triệu chứng say tàu xe.
Dấu hiệu và triệu chứng của say tàu xe là gì?
Các dấu hiệu và triệu chứng của say tàu xe thường bắt đầu với cảm giác không thoải mái, sau đó là đổ mồ hôi lạnh và chóng mặt. Một số người có thể biểu hiện da nhợt nhạt và tăng sản xuất nước bọt cùng với nhức đầu và mệt mỏi. Buồn nôn và nôn thường xuất hiện sau những triệu chứng ban đầu này.
Khi nào nên khám bệnh say tàu xe?
Trong hầu hết các trường hợp, bệnh say tàu xe không cần đến bệnh viện để điều trị trừ khi người đó mất nước do sự nôn mửa dai dẳng và không hết. Ở hầu hết mọi người, một khi chuyển động ngừng, các triệu chứng từ từ giảm và sau đó biến mất.
Bệnh say tàu xe được chẩn đoán thế nào?
Nói chung, bệnh say tàu xe được chẩn đoán bởi tiền sử bệnh và khám lâm sàng. Việc mô tả các triệu chứng của bệnh và ngữ cảnh xảy ra bệnh thường đủ để chẩn đoán bệnh say tàu xe.
Điều trị bệnh say tàu xe là gì?
Điều trị bệnh say tàu xe có thể bao gồm điều trị y tế, thay đổi đơn giản về môi trường (ví dụ như ngồi cạnh cửa sổ mở), uống thuốc không theo toa và với một số người, biện pháp khắc phục tại nhà có thể có hiệu quả.
10 mẹo ngăn ngừa say tàu xe
Mặc dù có thể không ngăn được tất cả các trường hợp say tàu xe, những lời khuyên sau đây có thể giúp bạn ngăn ngừa hoặc giảm nhẹ mức độ bệnh say tàu xe, theo Medicinenet.
Theo dõi lượng thực phẩm, đồ uống và rượu trước và trong quá trình đi du lịch. Tránh uống quá nhiều nước có cồn và thực phẩm hoặc chất lỏng vốn không thích hợp với cơ thể. Các thực phẩm cay, giàu chất béo có thể làm trầm trọng thêm tình trạng say tàu xe ở một số người.
Tránh thức ăn nặng mùi cũng có thể giúp ngăn ngừa buồn nôn.
Cố gắng chọn một chỗ ngồi, nơi bạn sẽ trải nghiệm cảm giác chuyển động ít nhất. Trên máy bay, nên chọn khu vực yên tĩnh nhất của máy bay...
Đừng ngồi quay lưng lại với hướng đi của bạn. Ngồi ở những hàng ghế trước của xe.
Không nên đọc trong lúc trên phương tiện vận chuyển nếu bạn bị bệnh say xe.
Khi đi du lịch bằng ô tô hoặc đi thuyền, nên nhìn những điểm cố định ở chân trời hoặc trên một điểm cố định.
Mở cửa sổ hoặc nguồn không khí trong lành nếu có thể.
Cách ly khỏi những người bị bệnh say tàu xe. Nghe những người khác nói về chứng say xe hoặc thấy những người khác đang bị ốm đôi khi có thể làm cho bạn cảm thấy mình bị bệnh.
Các loại thuốc không kê toa như Bonine, Antivert, Dramamine có thể là một biện pháp dự phòng hiệu quả cho những chuyến đi ngắn hoặc những trường hợp bệnh nhẹ.
Bác sĩ cũng có thể kê toa các loại thuốc cho các chuyến đi dài hơn hoặc nếu bạn bị bệnh nặng. Một ví dụ về thuốc theo toa là miếng dán có chứa scopolamine thường có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh say tàu xe. Hãy nhớ rằng scopolamine có thể gây buồn ngủ và có các phản ứng phụ khác, và việc sử dụng nó nên được thảo luận với bác sĩ trước khi đi du lịch, theo Medicinenet.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.