Tuyển chọn khắt khe
|
Theo anh Bùi Thành Vinh, Tổng đội trưởng Tổng đội TNXP Quảng Nam (đơn vị chịu trách nhiệm chính quản lý, thi công và bố trí thanh niên vào làng), dự án khởi công vào tháng 6.2013, đến nay đã hoàn thành nhiều hạng mục quan trọng như san nền, làm đường giao thông, hệ thống cung cấp nước sinh hoạt, điện, nhà làm việc, nhà sinh hoạt cộng đồng... để có thể đón 25 hộ thanh niên đầu tiên trong tháng 6.2017.
“Vì đây là dự án nhằm mục tiêu giãn dân trên đường Hồ Chí Minh, đồng thời phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ Quảng Nam, góp phần xây dựng nông thôn mới và bảo vệ an ninh biên giới quốc gia nên việc tuyển chọn thanh niên vào làng cũng sẽ khắt khe hơn. Thanh niên phải có ý chí lập thân, lập nghiệp nếu muốn trở thành công dân của làng Thạnh Mỹ”, anh Vinh nói.
tin liên quan
Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Làng trù phú dưới chân núiSau gần 10 năm triển khai, Làng thanh niên lập nghiệp Trường Xuân đã tạo nên một diện mạo tươi tốt, trù phú nơi vùng đất hẻo lánh, khô cằn.
Theo quy hoạch, làng Thạnh Mỹ sẽ đón 60 hộ thanh niên vào sinh sống. Một "lộ trình" chậm mà chắc đã được thiết lập: năm 2017 có 25 hộ, năm 2018 thêm 25 hộ và đến năm 2019 tiếp tục có 10 hộ nữa tề tựu về làng. “Mỗi hộ sẽ nhận 3 ha đất ở, đất sản xuất và từ 3 - 5 ha đất rừng khoanh nuôi, bảo vệ để đảm bảo nuôi trồng, ổn định cuộc sống mới và góp phần bảo vệ rừng”, anh Vinh cho hay.
Thử nghiệm và "làm ăn lớn"
Rút kinh nghiệm từ việc xây dựng các làng thanh niên lập nghiệp trước đó, ngay từ khi mới tiến hành san nền, làm đường... ở làng Thạnh Mỹ, Tổng đội TNXP Quảng Nam đã tiến hành thử nghiệm hàng loạt mô hình trồng cây ăn quả, cây nông nghiệp ngắn ngày. Thậm chí, tính trước cả chuyện nuôi con gì cho phù hợp trên vùng đất mới, để làm hình mẫu cho thanh niên tiếp cận, phát triển kinh tế khi đến làng.
tin liên quan
Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Biến vùng đất khó thành miền đất hứaMặc dù Tỉnh đoàn Thanh Hóa đã nhiều lần kiến nghị với các ban, ngành của tỉnh Thanh Hóa xung quanh việc trẻ em sinh ra ở Làng thanh niên lập nghiệp sông Chàng không được cấp thẻ bảo hiểm y tế, cư dân làng không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... nhưng cho đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Các mô hình chăn nuôi gà thả vườn, nuôi heo bằng đệm lót sinh học để xử lý ô nhiễm môi trường cũng được thử nghiệm. Các cán bộ của Tổng đội TNXP gõ cửa nhiều nơi để học tập mô hình nuôi heo trên đệm lót sinh học và cho heo ăn theo kiểu nuôi heo truyền thống. Hộ chăn nuôi có thể tận dụng tối đa thức ăn là sản phẩm được trồng tại làng, trong đó có chuối cây, bắp, sắn... để đảm bảo chất lượng nguồn thịt cung cấp ra thị trường. Sẽ không quá sớm khi nhiều người đang tính đến một thương hiệu mới cho làng Thạnh Mỹ, một địa chỉ tin cậy để cung ứng thịt sạch và sản phẩm nông nghiệp sạch chẳng hạn.
Ghi chép tỉ mỉ từng giai đoạn sinh trưởng cũng như cách thức chăm sóc để sau này sẽ chuyển giao công nghệ cho các hộ thanh niên, anh Bùi Thành Vinh phấn khởi kể: “Mô hình trồng chuối cấy mô được thử nghiệm đầu tiên và đã cho kết quả rất khả quan khi cây phát triển mạnh mẽ, phù hợp với thổ nhưỡng, khí hậu và đã cho quả ngọt. Trong khi đó, mô hình thử nghiệm trồng gừng trong bao cũng bước đầu thu được kết quả tốt khi gừng phát triển nhanh, mạnh, củ to”.
Tổng đội TNXP Quảng Nam đang tính chuyện "làm ăn lớn" khi mở rộng thử nghiệm trồng các cây bòn bon, ươi và các loài dược liệu (sâm ba kích, sa nhân tím, đảng sâm, đinh lăng), thậm chí có cả bắp, nghệ, sắn, khoai và trồng rừng gỗ lớn. Kế hoạch trồng rừng gỗ lớn đã được lãnh đạo tỉnh Quảng Nam thông qua, chẳng hạn các gia đình thanh niên sẽ trồng cây keo Úc có thời gian sinh trưởng và cho gỗ từ 6 - 10 năm. Tham gia trồng cây gỗ lớn, xem như các gia đình đã có “của để dành”, tích lũy tài sản quý giá... Một bản "phác thảo tương lai" khá hoàn hảo trước khi thành viên đầu tiên của làng Thạnh Mỹ dọn đến.
tin liên quan
Sức sống ở làng thanh niên lập nghiệp: Cuộc chinh phục vùng đất khóKhó khăn bủa vây vùng đất hoang vu này vì không đường, không điện, không nhà, nhưng sức trẻ đã chinh phục được những quả đồi hoang ở xã Thanh Thủy và Thanh Hà (H.Thanh Chương, Nghệ An), biến nó thành ngôi làng trù phú.
Bình luận (0)