Sau 8 tháng ra mắt, GrabFood trở thành dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh hàng đầu Việt Nam, từng bước hiện thực hóa mục tiêu siêu ứng dụng đáp ứng mọi nhu cầu của người dân.
“Chân ướt chân ráo” nhập cuộc chơi
Tháng 6.2018, GrabFood chính thức bước vào thị trường gọi món trực tuyến “màu mỡ” khi đã có các “ông lớn” sừng sỏ trong ngành. Tại thời điểm đó, GrabFood còn rất non trẻ so với những thương hiệu quen thuộc và cuộc chơi trên thị trường giao nhận đồ ăn cũng trở nên nóng hơn bao giờ hết.
Những thương hiệu cũ bắt đầu có những bước chuyển mình để thích nghi, những tân binh cũng gia nhập cuộc đua ngay sau GrabFood ra mắt được vài tháng. Tuy vậy, cũng có không ít những cái tên phải ngậm ngùi khi phải âm thầm rời bỏ cuộc chơi trước sức ép cạnh tranh ngày một lớn.
Mặc dù là người đến sau, GrabFood vẫn được kỳ vọng về sức “công phá” nhiều hơn sự hoài nghi, nhiều chuyên gia nhận định “tân binh” GrabFood sẽ làm nên chuyện vì có sự hậu thuẫn lớn từ hệ sinh thái Grab.
Từng bước phủ sóng 15 tỉnh thành
Ngay từ khi chính thức ra mắt tại Việt Nam vào tháng 6.2018, GrabFood đã tăng trưởng chóng mặt, với lượng đơn hàng tăng gấp 25 lần, số lượng đối tác kinh doanh tăng gấp 10 lần tính đến tháng 1.2019 (khoảng 7 tháng). Bên cạnh đó, dịch vụ cũng liên tục mở rộng mạng lưới. Cụ thể, chỉ sau 5 tháng ra mắt tại TP.HCM, đội quân “áo xanh” của GrabFood đã vươn đến Hà Nội vào tháng 10.2018 và tiếp tục là Đà Nẵng chỉ một tháng sau đó.
Mới đây nhất, GrabFood chính thức công bố phủ sóng 15 tỉnh thành trên cả nước, trở thành một trong những dịch vụ giao nhận thức ăn có tốc độ phát triển nhanh nhất Việt Nam. Nhiều người cho rằng sự mở rộng của GrabFood là một nước đi mạo hiểm, thế nhưng trên thực tế, dịch vụ này đã chứng minh điều ngược lại bằng những tính toán đầy khôn ngoan.
Bàn đạp mạnh nhất của GrabFood chính là đội ngũ đối tác tài xế GrabBike đông đảo và phân bố rộng khắp cả nước. Đây được xem là yếu tố sống còn của một hãng giao nhận thức ăn khi muốn triển khai dịch vụ của mình tại những thị trường mới. Và hiển nhiên, với đội ngũ đối tác tài xế sẵn có, GrabFood đã “đốt cháy” được các giai đoạn để mang dịch vụ của mình đến thêm 12 tỉnh thành trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến sự tăng tốc “thần kỳ” của GrabFood còn nằm ở việc tạo ra một hệ sinh thái “các bên cùng lợi". Theo đó, bên cạnh khách hàng thì chính những đối tác tài xế và nhà hàng quán ăn cũng là người được hưởng lợi từ sự phát triển của GrabFood. Theo số liệu thống kê của Grab, kể từ khi có thêm dịch vụ GrabFood, thu nhập của các đối tác tài xế GrabBike tăng lên khoảng 26% và biên lợi nhuận của đối tác nhà hàng quán ăn cũng tăng 300% trong vòng 2-3 tháng nhờ việc hợp tác với GrabFood.
Số lượng đi đôi với chất lượng
Bên cạnh việc không ngừng mở rộng dịch vụ, chất lượng vẫn là yếu tố cốt lõi trong chiến lược phát triển của GrabFood. Xét về tốc độ giao hàng - yếu tố được xem là quan trọng nhất khi lựa chọn dịch vụ giao thức ăn trực tuyến theo nghiên cứu của Gcomm: 80% người đồng ý rằng GrabFood giao thức ăn nhanh hàng đầu Việt Nam và 82% cũng cho rằng GrabFood giao hàng rất nhanh.
|
Ngoài ra, GrabFood đã đánh trúng tâm lý chuộng giảm giá của người dân Việt Nam khi ra mắt hàng loạt chương trình hấp dẫn như miễn phí cho đơn hàng dưới 30,000 đồng, miễn phí giao hàng cho đơn hàng trong vòng 5 km… Thương hiệu này cũng liên kết với nhiều nhà hàng nổi tiếng với chương trình “Món độc quán quen”. Những món ăn độc quyền liên tục nằm trong top 3 món ăn được đặt giao nhiều nhất trong vòng 1 tháng kể từ khi ra mắt.
Có thể thấy, 8 tháng là thời gian quá ngắn để nghĩ đến việc tăng trưởng của một thương hiệu mới, nhưng điều đó lại hoàn toàn khác với GrabFood. Nhờ sự hậu thuẫn vững chắc từ Grab cùng những chiến lược khôn ngoan tận dụng được thế mạnh của mình, GrabFood đã “đánh nhanh thắng gọn", thần tốc chiếm lĩnh thị trường.
Cuộc đua vẫn còn nhiều điều hấp dẫn khi thị trường đặt món trực tuyến năm 2019 được dự đoán sẽ tiếp tục được hâm nóng, mức độ khắc nghiệt cũng từ đó leo thang. Liệu các đối thủ sẽ làm gì để đánh tiếp ván cờ với GrabFood, hay “tay chơi” này lại tiếp tục có những cú đột phá mới? Đó cũng chính là câu hỏi nhiều chuyên gia trong ngành chờ đón lời giải.
Bình luận (0)