Bình Dương: Sản xuất công nghiệp tăng trưởng trong 6 tháng đầu năm

Đỗ Trường
Đỗ Trường
29/06/2021 17:15 GMT+7

Ngày 29.6, Bình Dương họp trực tuyến với Tổng cục Thống kê về tình hình KT-XH 6 tháng đầu năm 2021, theo đó sản xuất công nghiệp của Bình Dương được đánh giá vẫn tăng trưởng trong tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Theo thông cáo của cơ quan chức năng Bình Dương, trong 6 tháng đầu năm 2021, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng 7,23% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,23%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 10,4%.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng 10,8%. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 1,4 tỉ đô la Mỹ. Tổng thu ngân sách nhà nước tăng 22,6%, tổng chi ngân sách địa phương giảm 3,5%.
Về cơ cấu nền kinh tế của Bình Dương: Khu vực I (nông, lâm nghiệp và thủy sản) chiếm tỷ trọng 2,8%; khu vực II (công nghiệp và xây dựng chiếm 64,49%; khu vực III (dịch vụ) chiếm 24,3%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 8,41%.
Các tiêu chí KT-XH của Bình Dương - Ảnh: Đ.T

Các tiêu chí KT-XH của Bình Dương

Ảnh: Đ.T

Thế mạnh sản xuất công nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm, Bình Dương có 644 doanh nghiệp (DN) công nghiệp mới đi vào hoạt động, trong đó: có 627 doanh nghiệp ngành chế biến, chế tạo, góp phần đưa chỉ số sản xuất công nghiệp cộng dồn 6 tháng đầu năm 2021 tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó: Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,39%, đây là ngành chiếm tỷ trọng cao trong tổng số giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp (85%). Một số ngành có chỉ số sản xuất 6 tháng đầu năm 2021 tăng so với cùng kỳ như: dệt (+5,2%); trang phục (+4,26%); chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (+26,73%); sản phẩm từ cao su và plastic (+5,68%); sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (+12,24%); sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học (+8,43%); thiết bị điện (+6,12%); xe có động cơ (+9,87%); giường, tủ, bàn, ghế (+26,73%).
Chỉ số tiêu thụ ngành công nghiệp chế biến, chế tạo 6 tháng đầu năm 2021 tăng 6,89% so cùng kỳ. Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ như: sản xuất dệt tăng 5,32%; gỗ và các sản phẩm từ gỗ, tre, nứa tăng 13,86%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học 6,26%; giường, tủ, bàn, ghế tăng 28,55%...
Họp trực tuyến về tình hình KT-XH - Ảnh: M.D

Họp trực tuyến về tình hình KT-XH - Ảnh: M.D

Theo báo cáo của Sở Kế hoạch và Đầu tư, từ đầu năm đến ngày 15.6, số DN đăng ký kinh doanh mới là 3.201, tăng 18,2% so với cùng kỳ, với tổng vốn đăng ký 22.169 tỉ đồng, tăng 35,4%. Số DN điều chỉnh tăng vốn là 638, với tổng vốn tăng là 28.623 tỉ đồng. Số DN đăng ký quay trở lại hoạt động là 87, tăng 85% so với cùng kỳ. Số DN tạm ngừng kinh doanh là 660, tăng 33,9% so cùng kỳ; DN đăng ký giải thể 313, tăng 54,2% so với cùng kỳ.
Về thu hút vốn đầu tư, số DN đăng ký kinh doanh, điều chỉnh vốn là 110, với tổng số vốn 1.408 triệu đô la Mỹ. Trong đó, số dự án cấp giấy chứng nhận đầu tư mới là 36 dự án, giảm 39% so với cùng kỳ, với tổng số vốn đăng ký là vốn 439 triệu đô la Mỹ, tăng 40,2% so với cùng kỳ và 14 dự án điều chỉnh tăng vốn với tổng vốn đăng ký là 779 triệu đô la Mỹ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.