Đơn kiến nghị nêu rõ chỉ sau 1 năm bị từ chối cấp phép mở nhà máy sản xuất vì không nằm trong quy hoạch, nguồn cung dư thừa, tình trạng thiếu năng lượng, thiếu năng lực huy động vốn… thì nay công ty đến từ Trung Quốc này lại khởi động xin phép đầu tư.
VN bị vạ lây
Không chỉ thế, thời gian gần đây, sản phẩm thép của VN bị đánh thuế chống bán phá giá (CBPG), chống trợ cấp ở nhiều nước trên thế giới. Trong đó có nhiều vụ nghi ngờ là thép Trung Quốc chuyển xuất xứ sang VN. Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Thương mại Mỹ tuyên bố áp thuế nhập khẩu mạnh tay lên các sản phẩm thép vận chuyển từ VN được cho là có xuất xứ Trung Quốc. Cụ thể, Mỹ sẽ đánh thuế CBPG 199,76% và thuế chống trợ cấp 256,44% đối với thép cuộn cán nguội từ VN. Còn thép không gỉ nhập khẩu từ VN đối mặt với các mức thuế lần lượt là 199,43% và 39,05%. Các sản phẩm này khi vào Mỹ sẽ bị cộng thêm thuế 25% theo một quyết định từ đầu năm nay của chính quyền Mỹ đối với hầu hết các sản phẩm thép nhập khẩu.
|
Cáo buộc của các doanh nghiệp (DN) thép Mỹ cho rằng từ năm 2015, sau khi áp thuế CBPG nhằm vào thép Trung Quốc thì lượng thép nhập khẩu vẫn chảy mạnh vào thị trường Mỹ từ các quốc gia khác, đặc biệt từ VN.
Ngành thép Mỹ cho rằng sản phẩm được gia công ở VN nhưng 90% giá trị sản phẩm có xuất xứ từ Trung Quốc. Đây không phải là lần đầu tiên VN bị các nước cáo buộc về hành vi lẩn tránh thuế CBPG sau khi đã áp thuế cho sản phẩm tương tự từ Trung Quốc. Thổ Nhĩ Kỳ trong năm 2016 cũng áp dụng hai mức thuế CBPG và chống trợ cấp cho sản phẩm gỗ dán nhập khẩu, đá granite và ống thép hàn không gỉ cuộn cán nguội của VN với mức thuế tương tự như áp dụng với sản phẩm Trung Quốc vì nước này kết luận các nhà sản xuất và xuất khẩu VN đã thực hiện hành vi lẩn tránh thuế CBPG mà nước này đang áp dụng cho sản phẩm của Trung Quốc…
tin liên quan
Mỹ đưa Việt Nam vào tầm ngắm tăng thuế nhập khẩu nhôm, thépXu hướng chuyển dịch xuất xứ
Những năm gần đây, ngành thép Trung Quốc đối diện với vấn đề thừa cung cũng như chi phí sản xuất tăng và lợi nhuận giảm do giá lao động, các quy định về môi trường và thuế CBPG. Chính phủ Trung Quốc đã quyết định giảm sản lượng thép xuống 100 triệu tấn/năm vào năm 2020 và tích cực hỗ trợ di dời các nhà máy sản xuất thép ra nước ngoài. Ví dụ, Tập đoàn Sting Shan đã thành lập nhà máy cán nóng thép không gỉ (inox) ở Indonesia, tuy nhiên thị trường sở tại không tiêu thụ hết lượng sản phẩm của tập đoàn này. Trong khi đó, Công ty Yongjin, đơn vị đang xin đầu tư nhà máy thép cán nguội không gỉ tại Đồng Nai, cũng đã thành lập một nhà máy công suất 700.000 tấn ở Indonesia. Công ty Yongjin chủ yếu lấy nguyên liệu cán nóng từ Tập đoàn Sting Shan. Do đó, nhiều dấu hiệu cho thấy có sự bắt tay giữa hai đơn vị này nhằm xây dựng nhà máy sản xuất inox tại VN.
Đánh giá về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Bùi Trinh nhấn mạnh: các dự án thép đều có khả năng gây ô nhiễm rất lớn nên phải xem xét thận trọng khi cấp phép đầu tư mới. Đồng thời phải xem xét kỹ đến lượng cung cầu đã có trên thị trường để tránh đẩy các DN vào tình trạng sống dở chết dở. Đặc biệt, trước hiện tượng thép VN bị áp thuế tại nhiều nước liên quan đến cáo buộc là sản phẩm Trung Quốc thì chúng ta càng phải thận trọng hơn khi cấp phép cho những nhà máy mới của Trung Quốc. “Các tranh chấp thương mại toàn cầu đang gia tăng, cần phải thận trọng xem xét cho phép các dự án sản xuất thép để tránh tình trạng bị vạ lây”, ông Trinh khuyến cáo.
Bình luận (0)