Bộ Công thương cho biết: Từ ngày 8.12.2018, mỗi lô thanh long xuất khẩu phải có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, đảm bảo dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không vượt mức dư lượng tối đa của EC (EU-MRLs). Bên cạnh đó, khi các lô hàng cập cảng ở EU, ngành chức năng sẽ lấy mẫu với tần suất 10% tổng lô hàng để kiểm tra mức dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm hoạt chất dithiocarbamates (gồm các hoạt chất như maneb, mancozeb, metiram, propineb, thiram, ziram, phenthroate và quinalphos).
tin liên quan
EU xem xét 'siết' kiểm tra thanh long Việt NamTheo ông Cường, trước khi quy định mới có hiệu lực, 10% lô hàng thanh long của Việt Nam xuất khẩu vào EU chịu sự kiểm tra. Bây giờ, toàn bộ các lô hàng tại Việt Nam trước khi xếp vào container vận chuyển sang EU sẽ bị kiểm tra. Khi hàng cập cảng đến sẽ tiếp tục tái kiểm tra 10% tổng lô hàng, phát sinh thêm một lần chi phí và ảnh hưởng đến thời gian thông quan. “Tỷ lệ hàng bị từ chối cũng có khả năng tăng cao vì các nước EU có thiết bị kiểm nghiệm hiện đại hơn Việt Nam. Thêm vào đó, tỷ lệ dư lượng thuốc trừ sâu trong trái thanh long lúc xếp hàng và lúc dỡ hàng cũng có thể khác biệt sau thời gian vận chuyển tương đối dài khoảng 4 - 5 tuần nếu đi đường biển”, ông Cường lo lắng.
Bộ Công thương nhận định: Thị trường EU chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng xuất khẩu thanh long của Việt Nam. Tuy nhiên động thái tăng tần suất kiểm tra chất lượng này sẽ tác động xấu đến việc xuất khẩu sang EU nói riêng cũng như đến uy tín, hình ảnh mặt hàng thanh long của Việt Nam. Bên cạnh đó, phát sinh thêm chi phí và tỷ lệ hàng bị từ chối có khả năng tăng cao vì các nước EU có thiết bị kiểm nghiệm hiện đại.
|
Các giải pháp trước mắt được Bộ Công thương đề ra như: Tiếp tục triển khai hiệu quả các biện pháp cần thiết để kiểm soát an toàn thực phẩm đối với nông sản xuất khẩu của Việt Nam sang EU nói chung cũng như mặt hàng thanh long nói riêng. Thông báo, hướng dẫn, khuyến nghị nông dân phương thức sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật đúng quy định, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn của EU. Tăng cường cung cấp thông tin, giải đáp và thông báo về tiêu chuẩn, vệ sinh an toàn thực phẩm để các cơ sở, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu rau quả nắm bắt và triển khai thực hiện.
Ngoài ra cần chủ động, tích cực phối hợp với EC để đẩy nhanh tiến độ rà soát pháp lý, tiến tới ký chính thức Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, hướng đến phê chuẩn và thực thi Hiệp định vào đầu năm 2019, góp phần tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động xuất khẩu rau quả sang thị trường tiềm năng này trong thời gian tới.
Bình luận (0)