Coteccons kinh doanh ra sao trong thời gian qua?

13/06/2020 10:24 GMT+7

Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons chuẩn bị tổ chức Đại hội cổ đông thường niên 2020 với nhiều nỗi niềm của các cổ đông trong và ngoài nước.

Doanh thu, lợi nhuận liên tục tăng

Phải nhìn nhận rằng trong suốt thời gian qua, Coteccons không ngừng phát triển. Với vốn điều lệ chỉ 792,55 tỉ đồng, trong nhiều năm qua doanh thu Coteccons luôn đạt trên 20.000 tỉ đồng/năm. Đây cũng là đơn vị xây dựng hiếm hoi từng lọt vào top những doanh nghiệp có lợi nhuận trên 1.000 tỉ đồng nhiều năm liên tiếp. Ở thời điểm khó khăn của thị trường bất động sản như năm 2019, công ty vẫn đạt lợi nhuận sau thuế 710 tỉ đồng, xấp xỉ vốn điều lệ dù năm qua có rất ít dự án mới được triển khai, nhiều công trình đang thi công bị tạm ngưng hoặc kéo dài tiến độ. Những khó khăn đó chưa hết thì sang đầu năm nay, đại dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng khiến nhiều công ty lao đao. Nhưng lợi nhuận quý 1/2020 của Coteccons vẫn đạt 123 tỉ đồng, vượt xa các doanh nghiệp cùng ngành nghề đang niêm yết trên sàn chứng khoán. Điều này cũng cho thấy đây là kết quả nỗ lực đáng kể của ban điều hành công ty trong bối cảnh khó khăn trăm bề. Ngoài ra, biên lợi nhuận của công ty đã liên tục được cải thiện trong suốt 4 quý vừa qua (hiện đạt 5,5%). Tất cả điều đó đã nói lên những nỗ lực của Ban điều hành và toàn thể cán bộ nhân viên trong việc cùng nhau đoàn kết vượt qua khó khăn, mang lại lợi ích to lớn cho tất cả cổ đông. Hàng năm, Coteccon luôn trả cổ tức với tỷ lệ từ 30 - 50% và năm nay cũng không ngoại lệ.
Bên cạnh đó, Coteccons luôn đứng đầu khối doanh nghiệp tư nhân ngành Xây dựng, lọt top 20 công ty tư nhân lớn nhất Việt Nam (theo VNR500), top 50 công ty kinh doanh hiệu quả nhất Việt Nam nhiều năm liên tiếp… Coteccons còn là một trong số ít doanh nghiệp không vay nợ và có lượng tiền thặng dư gửi ngân hàng (duy trì khoảng 3.000 - 4.000 tỉ đồng).
Coteccons khẳng định: Ngay từ những ngày đầu thành lập, Coteccons đã hoạt động theo tiêu chí minh bạch, rõ ràng và luôn tuân theo những quy tắc quản trị cao nhất từ quá trình đấu thầu cho đến giai đoạn thi công. Những lãnh đạo Coteccons cũng nhấn mạnh sẵn sàng lắng nghe ý kiến từ các cổ đông lớn, sẵn sàng chuyển giao vị trí của mình cho những ứng cử viên với điều kiện họ có đủ uy tín và năng lực để dẫn dắt công ty phát triển lâu dài, bền vững.

Lo ngại con đường thâu tóm

Nếu như Dubai có Burj Khalifa, Malaysia có tháp đôi Petronas, Singapore có Marina Bay Sand, thì nay Việt Nam sẽ được bạn bè quốc tế nhắc đến với tòa Landmark 81 cao 461,2 m - top 10 tòa nhà cao nhất thế giới. Và người Coteccons rất tự hào khi công ty này là nhà thầu của công trình The Landmark 81. Còn nhớ khi Coteccons vượt qua rất nhiều nhà thầu nước ngoài nổi tiếng, để thắng thầu dự án The Landmark 81 do Tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư, rất nhiều người trong và ngoài ngành xây dựng đã xúc động. Người Coteccons đã chinh phục hoàn toàn niềm tin của Tập đoàn Vingroup trong việc “chọn mặt gửi vàng” cho siêu dự án quan trọng bậc nhất này. Không chỉ vậy, Coteccons đã luôn song hành cùng Vingroup, vượt mọi khó khăn để hoàn thành vượt tiến độ và chất lượng rất nhiều dự án lớn trên cả nước.
Ông Nguyễn Thiêm - Phó chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam nhận định : Trong nhiều năm qua, Coteccons xứng đáng là doanh nghiệp hàng đầu của thị trường thầu xây dựng Việt Nam. Để Coteccons có được sự tín nhiệm này bởi sự dẫn dắt nhiều kinh nghiệm của ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Coteccons cùng đội ngũ lãnh đạo Coteccons. Ông Thiêm nhấn mạnh thêm: Trong hơn 15 năm năm qua, trải qua nhiều giai đoạn, ông Nguyễn Bá Dương là người chèo lái con thuyền Coteccons, hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của Coteccons, đưa ra những quyết sách về nhân sự, kinh tế để tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp, chiếm được niềm tin với những chủ đầu tư lớn như Vingroup... Điều đó chứng tỏ ông Dương là người có chuyên môn, biết cách sử dụng nhân lực cũng như áp dụng công nghệ xây dựng phù phợp, góp phần tạo nên sức mạnh cho Coteccons. Chính vì vậy trước làn sóng nhiều doanh nghiệp nước ngoài chi tiền gom mua cổ phiếu của các đơn vị trong nước, ông Nguyễn Thiêm lo lắng, nếu Coteccons rơi vào tay cá nhân hay tổ chức khác thì rất dễ mất đi một thương hiệu nhà thầu có uy tín, sẽ giảm đi khả năng cạnh tranh trên thương trường. Bởi, với thị trường xây dựng Việt Nam thì uy tín người đứng đầu doanh nghiệp rất quan trọng đối với quá trình phát triển của doanh nghiệp, đặc biệt đối với doanh nghiệp có tính chất đặc thù về chuyên môn. Vì vậy, Coteccons có được đội ngũ lãnh đạo như hiện nay là rất thuận lợi trong các cuộc đấu thầu công trình xây dựng. Cổ đông của Coteccons nên tiếp tục tận dụng khai thác thế mạnh của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp hiện nay.
Sau dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp nội đang phải đối mặt với nguy cơ bị mua bán bởi thị trường kinh tế trong nước và thế giới đang gặp nhiều khó khăn. Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã từng kiến nghị gửi lên Thủ tướng về việc cần phải có những biện pháp để bảo vệ doanh nghiệp trong nước, tránh sự thâu tóm các doanh nghiệp chủ chốt.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.