TP.HCM phát triển gắn với đô thị vệ tinh

21/03/2008 19:47 GMT+7

UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về các nội dung chủ yếu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng TP.HCM đến năm 2025. Theo đó, TP.HCM sẽ phát triển gắn kết với các đô thị trong Vùng đô thị TP.HCM như Biên Hòa, Nhơn Trạch, Long Thành (Đồng Nai), Thủ Dầu Một, Dĩ An (Bình Dương), Trảng Bàng (Tây Ninh), Đức Hòa, Bến Lức, Tân An (Long An); không phát triển đô thị trong khu 33.000 ha của khu dự trữ sinh quyển ở Cần Giờ, các khu rừng đặc dụng, phòng hộ trên địa bàn huyện Bình Chánh, Củ Chi.

TP.HCM cũng đề xuất bốn hành lang ưu tiên phát triển tạo động lực cho cả bốn hướng phát triển toàn diện, gồm: hành lang cửa ngõ phía đông (dọc tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây) kết nối với các đô thị Nhơn Trạch, Long Thành, Biên Hòa; hành lang phía nam (dọc trục đường Nguyễn Hữu Thọ) kết nối các khu đô thị dọc tuyến và khu đô thị cảng Hiệp Phước; hành lang hướng tây - bắc (dọc quốc lộ 22) liên kết với các đô thị Đức Hòa, Trảng Bàng, Thủ Dầu Một; và hành lang hướng tây, tây - nam (dọc trục đường Nguyễn Văn Linh) kết nối các khu đô thị phía nam thành phố, khu đô thị Tân Kiên, trung tâm huyện Bình Chánh.

Đối với khu vực nội thành cũ, ngoài ba khu vực cần bảo tồn di sản kiến trúc, lịch sử, cảnh

Đến năm 2010, dân số TP.HCM khoảng 7,2 triệu người thường trú; trong đó dân số sống trong các khu đô thị khoảng 6,32 triệu người. Đến năm 2015 dân số thành phố khoảng 8,222 triệu người thường trú; trong đó dân số sống trong các khu đô thị khoảng 7,5 triệu người.

quan tại khu trung tâm hiện hữu Q.1, Q.3; khu vực Chợ Lớn, Q.5; khu vực Bà Chiểu, Q.Bình Thạnh thì các khu vực còn lại quy hoạch, chỉnh trang kết hợp với xây dựng mới một số ô phố theo hướng giữ nguyên dân số, tăng tầng cao, hệ số sử dụng đất và giảm mật độ xây dựng để dành quỹ đất phát triển các công trình phúc lợi công cộng, dịch vụ và cây xanh. Đặc biệt, lưu ý về quy hoạch phát triển khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa (diện tích 427 ha).

Khu nội thành sẽ ưu tiên phát triển khu dân cư, khu đô thị mới quy mô lớn: Hướng đông - bắc với hạt nhân khu công nghệ cao quy mô diện tích 913 ha, khu Đại học Quốc gia (diện tích 800 ha, trong đó thuộc TP.HCM là 200 ha), Công viên Văn hóa lịch sử các dân tộc (diện tích 382 ha) và một số khu chức năng khác, để nghiên cứu hình thành khu đô thị khoa học - công nghệ quy mô khoảng 5.000 ha (bao gồm một phần Thủ Đức, Q.9). Hướng bắc phát triển khu đô thị sinh thái kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng (bao gồm một phần Q.12, một phần huyện Hóc Môn). Hướng tây phát triển một số khu dân cư mới (thuộc Q.Bình Tân, huyện Bình Chánh) gắn với các khu công nghiệp tập trung. Hướng nam tập trung phát triển khu đô thị mới nam thành phố theo đúng quy hoạch được phê duyệt và một số khu dân cư mới ở Q.7.

Sẽ tập trung phát triển hai khu đô thị mới quy mô lớn là khu đô thị tây - bắc tại huyện Củ Chi, Hóc Môn khoảng 6.000 ha và khu đô thị cảng Hiệp Phước tại huyện Nhà Bè khoảng 1.600 ha. Ở hướng bắc thuộc địa bàn Hóc Môn, Củ Chi phát triển thêm một số khu dân cư mới gắn với khu vực thị trấn, thị tứ và các khu công nghiệp tập trung. Ở hướng tây thuộc Bình Chánh và hướng nam thuộc Nhà Bè phát triển một số khu dân cư mới theo dạng cụm...

Đ.Trung - Như ý

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.